hoa tươi quận bình thạnh , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại quan binh thanh

Shop hoa tươi: Cách bảo quản hoa tươi ngày tết


Những bình hoa rực rỡ sắc màu không thể thiếu trong nhà bạn vào những dịp Tết. Muốn giữ được hoa đẹp và tươi lâu, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.
Hoa Tulip
Hoa tulip là loại hoa thuộc dòng họ lạnh, độ bền thường kéo dài từ 5-7 ngày nếu bình hoa được để trong phòng lạnh. Khi cắm thả đá lạnh vào bình cộng 2 muỗng đường, đây là chất dinh dưỡng nuôi hoa, mỗi ngày thay nước một lần. Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.

Hoa hồng
Muốn hoa tươi lâu, bạn nên cắt gốc hoa mỗi ngày một lần. Buổi tối, đem hoa ra sương cho hoa hít khí trời. Bạn nên ngắt bớt cánh hoa bị úa màu để luôn có một bình hoa tươi mới.
Hoa hồng là loại hoa không chịu được gió nên tránh để những nơi đón gió như cửa sổ, ban công... Yêu cầu quan trọng nhất để hoa tươi lâu chính là nước phải sạch. Muốn vậy, khi cắm hoa, bạn nên tỉa hết lá dưới gốc, rửa thật sạch. Khi hoa héo, có thể dốc ngược lại để giữ thành đóa hoa hồng khô.

Cẩm chướng
Là loại hoa khá bền, cách chăm sóc tương tự hoa hồng. Các bước cơ bản là cắt gốc, tỉa lá... Tương tự, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc này với hoa cúc và một số loại hoa khác.

Hoa loa kèn
Khi cắm hoa, cắt gốc, lấy băng keo quấn sơ ở dưới gốc hoa để tránh gốc bị toe ra. Vì thân hoa loe kèn là thân ống (thân rỗng) nên thân rất dễ bị dập nát. Nếu bảo quản tốt, hoa loa kèn có thể cắm được rất bền. Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước hàng ngày.

Hoa lyly
Đây là loại hoa rất bền, thơm. Khoảng 2 ngày thay nước một lần. Tắm cho hoa mát bằng cách xịt nước hàng ngày.

Cách chăm sóc hoa lan vũ nữ

 Lan vũ nữ có khoảng 400-600 loài, xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Cành hoa có thể lưu giữ được từ 35 đến 45 ngày. Điều đặc biệt là hoa có thể nở tất cả các mùa trong năm.
Ánh sáng: Loài lan này ưa bóng mát vì vậy tránh để cây ngoài trời.
Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15 đến 35 độ C.
Độ ẩm 60%. 
Cách tưới nước: Dễ của lan vũ nữ rất nhỏ, nên bồn trồng phải nhỏ hơn các loại khác. Mùa đông mỗi ngày tưới một lần. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu ngày nắng nóng và gió nhiều thì tăng thêm một lần tưới. Di chuyển vòi phun nước qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
Cách tưới phân NPK: 7 ngày tưới một lần theo liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới quá liều lượng, cây sẽ bị vàng lá và chết. Tưới qua một lần nước, đợi 15-20 phút rồi mới tưới phân để cây hấp thụ tốt.
Hằng tháng nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, nấm.
Chú ý: Khi hoa nở gần tàn hoặc cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 20.20.20.
Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ bị hỏng thì phải chuyển cây đến chỗ ấm hơn.

Bình Thạnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình Thạnh
Quận

Quận Bình Thạnh, trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
Địa lý
Tọa độ: 10°48′10″B 106°41′48″Đ
Diện tích20,76[1]
Dân số 1/4/2009
Tổng cộng451.526
Mật độ21.708
Dân tộc21 dân tộc, đa số là người Kinh[1]
Hành chính
Quốc giaViệt Nam
VùngNam Việt Nam
Thành phốHồ Chí Minh
Thành lập1975
Chính quyền
Chủ tịch UBNDNguyễn Thị Thu Hà
Bí thư Huyện ủyNguyễn Quốc Hùng
Trụ sở UBND6 Phan Đăng Lưu, P. 14
ĐT: +84.8.35104106
Fax: +84.8.38433455
Phân chia hành chính20 phường, xem chi tiết
Tọa độ: 10°48′10″B 106°41′48″Đ
Quận Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh được cho là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và 13, nơi có Bến xe Miền Đông; là cửa ngõ con tuyến Đường sắt Bắc-Nam vào thành phố này.

Mục lục

[ẩn]
  • 1 Địa lý
  • 2 Hành chính
  • 3 Nhân khẩu
  • 4 Lịch sử
  • 5 Kinh tế
  • 6 Văn hóa
  • 7 Giáo dục
  • 8 Du lịch
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài

Địa lý [sửa]

Bình Thạnh nằm ở hướng đông của thành phố, phía nam giáp quận 1, phía tây giáp các quận 3, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, phía đông giáp sông Sài Gòn (bên kia sông là quận Thủ Đức). Diện tích là 2.076 ha.[1] Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.

Hành chính [sửa]

Quận Bình Thạnh được chia thành 20 phường, tên theo số thứ tự 1, 2, 3 (không có 4), 5, 6, 7, (không có 8, 9 và 10), 11, 12, 13, 14, 15 (không có 16), 17, (không có 18), 19, (không có 20), 21, 22, (không có 23), 24, 25, 26, 27, 28.

Nhân khẩu [sửa]

Dân số là 451.526 người (1/4/2009), gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh.

Lịch sử [sửa]

a bố Gia Định xưa, nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh nằm ở vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Kênh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa–Bình Quới trở thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa–Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở nơi này.
Năm 1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định, quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28. Sau hai lần sáp nhập phường (năm 1982 và năm 1988) hiện Quận Bình Thạnh còn lại 20 phường.

Kinh tế [sửa]

Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá.
Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ. Gia Định, thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ.
Trong thập niên 1960, kinh tế Bình Hoà–Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi. Nhưng vào thập niên 1970, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng, sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế.
Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai.

Văn hóa [sửa]

Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa.

Giáo dục [sửa]

  • THPT Gia Định
  • THPT Phan Đăng Lưu
  • THPT Hoàng Hoa Thám
  • THPT Võ Thị Sáu
  • THPT Thanh Đa
  • THPT Trần Văn Giàu (Bình Lợi Trung)
  • THPTDL Hồng Đức
  • THPTDL Hưng Đạo
  • THPTDL Lam Sơn
  • THCS Lê Văn Tám
  • THCS Lam Sơn
  • THCS Hà Huy Tập
  • THCS Trương Công Định
  • THCS Yên Thế
  • THCS Nguyễn Văn Bé
  • THCS Rạng Đông
  • THCS Đống Đa
  • THCS Bình Lợi Trung
  • THCS Phú Mỹ
  • THCS Bình Quới
  • THCS Cù Chính Lan
  • Tiểu học Trần Quang Vinh
  • Tiểu học Bình Hòa
  • Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
  • Tiểu học Dân lập Quốc tế

Du lịch [sửa]

Khu du lịch Bình Quới là một công viên giải trí, là khu du lịch tái hiện lại lịch sử khẩn hoang Nam Bộ. Tại đây du khách được chiêm ngưỡng cảnh làng quê, sông nước Nam Bộ thời kì khẩn hoang và được thưởng thức những món ăn chế biến theo phong cách đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi chụp ảnh cưới ưa thích của rất nhiều đôi uyên ương.
VĂN HÓA - XÃ HỘI10 Tháng Năm 2013 5:10:00 CH
Đại hội Đại biểu những người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc quận Bình Thạnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2013 - 2018

Ngày 16/4/2013, Ban Đoàn kết Công giáo quận tổ chức Đại hội Đại biểu những người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc quận Bình Thạnh lần thứ VII nhiệm kỳ 2013 - 2018 tại nhà thờ Thị Nghè.
Đến dự có các đồng chí Trần Trung Tính, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh; Trương Quốc Lâm, UVTV - Trưởng Ban Dân vận Quận ủy; Lê Thị Bích Khanh, UVTV - Phó Chủ tịch UBND quận; Nguyễn Thị Thu Hà, UVTV - Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận Bình Thạnh cùng đại diện Phòng Nội vụ, Công an quận, Đảng ủy - UBND - MTTQ phường 19, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường, đại diện các tôn giáo bạn (Phật giáo, Cao đài, Tin lành, Hồi giáo) và đông đảo nam nữ tu sĩ, giáo dân đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ, dòng tu trên địa bàn quận.
Trong nhiệm kỳ qua, Ban Đoàn kết Công giáo quận cùng các vị linh mục và nam nữ tu sĩ, giáo dân tại các giáo xứ, dòng tu tiếp tục tích cực góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - chính trị, ổn định trật tự xã hội. Hoạt động tôn giáo luôn được duy trì ổn định theo đúng qui định của pháp luật, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào giáo dân trên địa bàn quận. Các vị thành viên trong Ban Đoàn kết Công giáo quận cùng đồng bào giáo dân có nhiều đóng góp tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, hăng hái lao động, học tập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Nhiều vị chức sắc và giáo dân tích cực hưởng ứng học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; qua đó có nhiều gương điển hình trong cuộc vận động đồng bào giáo dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 22 (nay là Nghị định 92) của Chính phủ; hưởng ứng tích cực ba cuộc vận động lớn "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động "Vì người nghèo" và cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Bên cạnh đó, giới Công giáo thực hiện tốt công tác từ thiện - xã hội bằng các hoạt động như góp phần chăm lo các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trợ cấp cho học sinh nghèo, giúp đỡ người già neo đơn, bữa cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo, khám bệnh và phát thuốc miễn phí, giúp đỡ đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào bị thiên tai, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi… với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng.
Qua những phong trào trên, các chức sắc và đồng bào giáo dân ngày càng tin tưởng, đóng góp vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn khởi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình. Đồng bào giáo dân tham gia tích cực vào hoạt động tại khu phố, tổ dân phố; nhiều vị tham gia vào tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố - mặt trận, thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, thành viên các câu lạc bộ, đoàn thể
Thay mặt lãnh đạo quận, đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận Bình Thạnh đánh giá cao Ban Đoàn kết Công giáo quận nhiệm kỳ 2008 - 2013 cùng nam nữ tu sĩ và đồng bào giáo dân đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống của giáo dân trong cộng đồng; có sự phân công, phân nhiệm hợp lý, có những giải pháp kịp thời, tạo nên sự đoàn kết, đồng thuận cao giữa Ban đoàn kết Công giáo và quý vị linh mục, nam nữ tu sĩ tại các giáo xứ, dòng tu trên địa bàn.
Đại hội hiệp thương danh sách Ban đoàn kết Công giáo quận nhiệm kỳ 2013 - 2018 gồm 19 vị, đồng thời đề cử đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu những người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty Dich vụ công ích Quận 10 tập trung đảm bảo vệ sinh công cộng trong dịp Tết nguyên đán (10:43 - 28/01/2013)
Trong những ngày cận Tết, do nhu cầu sửa chữa, trang trí của các cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình nên lượng rác thải tăng cao so với ngày thường.
Để đảm bảo vệ sinh công cộng trong thời gian trước, trong và sau Tết, Công ty Dịch vụ công ích quận đã phân kỳ 5 đợt hoạt động cao điểm, trong đó việc thu gom rác cặn, sửa chữa hệ thống cống thoát nước, thực hiện trồng dặm, cắt tỉa cây xanh, hoa, sơn bồn cây và trang trí các bồn hoa, công viên, tiểu đảo, trang trí hoa chào mừng Tết được tập trung thực hiện ngay trong đợt 1. Công ty sẽ chấm dứt việc tổng vệ sinh, dọn quang khối lượng rác lớn trước ngày 6/2/2013, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường công cộng tại quận.
Để thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh về công tác vệ sinh phải dứt điểm không để rác, phế liệu trên lòng, lề đường tồn đọng trên các tuyến đường trong ngày Tết Nguyên đán, các gian hàng bán hàng Tết, khu vực buôn bán hoa kiểng, các chợ phải ngừng hoạt động vào 12 giờ trưa ngày 09/02/2013 (29 tết), lực lượng công nhân vệ sinh thuộc công ty sẽ tập trung dọn dẹp vệ sinh các khu vực công cộng để kịp thời vận chuyển rác thải đến điểm tập trung trước 22 giờ đêm. Đối với các hộ dân, không để rác thải, rác bịch trước nhà trong ngày mùng 1, mùng 2 Tết, nhất là trên các tuyến đường trọng điểm để đảm bảo mỹ quan đường phố trong những ngày Tết. Trong ngày mùng 1, 2 Tết, lực lượng công nhân vệ sinh thực hiện nhiệm vụ tại các tuyến đường trọng điểm từ 1 giờ 30 đến 3 giờ sáng, không để ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Từ ngày 12/02 đến 14/02/2013, công tác quét dọn, thu gom rác sau Tết sẽ được tập trung thực hiện, theo dự kiến khối lượng rác thải từ 300 tấn đến 400 tấn mỗi ngày, tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với ngày thường.
Vận động nhân dân hưởng ứng tiết kiệm điện (11:04 - 26/01/2013)
Ngày 10/01/2013, công ty điện lực Phú Thọ và Ủy ban nhân dân Quận 10 tổ chức hội nghị “Phối hợp giữa ngành điện với địa phương, với nhân dân để hoàn thiện và phát triển” tại hội trường Ủy ban nhân dân quận.
Đình Bình Hoà
1. Tên gọi : ĐÌNH BÌNH HÒA
(Được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, quyết định số 43VH/QĐ ngày 07/01/1993)
2. Địa điểm: Số 15/77 Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh.
(Từ trung tâm hành chánh đi theo đường Nơ Trang Long đến ngã năm Bình Hòa, đi theo đường Chu Văn An 50 mét gặp trường Tiểu học Bình Hòa, quẹo trái là đến ).
3. Lịch sử hình thành:
Đình Bình Hòa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19, trên gò đất cao, quay về hướng Đông. Bố cục mặt bằng của ngôi đình rất điển hình cho kiểu kiến trúc cổ ở thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ 18 - 19.
Năm 1877: trùng tu lần đầu do ông Phó tổng Lê Văn Huệ tổ chức.
Năm 1924: trùng tu lần hai do ông Hương cả Lê Văn Ý tổ chức.
Đến nay 2001 đình đã năm lần được trùng tu, lần trùng tu lớn nhất vào năm 1998.
Năm 2000 dựng thêm bia ông Hổ phía trước và miếu Ngũ hành, miếu Thần nông ở hai bên cổng. Qua nhiều lần trùng tu nhưng đình vẫn giữ được những yếu tố cơ bản của ngôi đình cổ nam bộ.
4. Bài trí - kiến trúc:
Kiến trúc đình theo dạng hình chữ Đinh (J), mặt bằng kiến trúc chia thành hai trục chính song song với nhau, có trục chính và trục phụ.
Trục chính (từ ngoài vào) có tiền điện, trung điện và chính điện.
Trục phụ nằm bên trái gồm có nhà Túc, nhà kho, nhà bếp, giữa hai trục có khoảng trống gọi là sân Thiên tĩnh.
Cổng đình được xây theo kiểu Tam quan, có bia ông Hổ, hai bên là miếu Ngũ hành và miếu Thần nông. Sân đình rộng 17m x 25m lát gạch tàu.
Tiền điện hình chữ nhật, kiểu nhà 3 gian 2 chái. Tiền điện có ba cửa, mỗi cửa có 2 cánh bằng gỗ sơn son. Có 4 hàng cột đường kính khoảng 0,35m — 0,40m, cao 6m. Từ tiền điện nhìn vô trong có thể thấy hàng cột cao thẳng tắp, đen bóng. Tại tiền điện có đặt Long đình (dùng để rước sắc trong dịp lễ Kỳ yên). Long đình bằng gỗ sơn son thếp vàng, được làm như mái đình thu nhỏ.
Trên mái trung điện ở giữa được trang trí “Lưỡng long tranh châu”, hai bên là “Cá chép hóa long” bằng gốm tráng men. Mái trung điện có hai tầng, làm theo kiểu mái chồng diềm, đầu hồi bịt đốc. Trung điện dựng theo kiểu tứ tượng, các xà bằng gỗ, vì kèo kẻ chuyền. Phần mái cao có lấp những tấm kiếng màu thông thoáng tạo không gian rộng với ánh sáng tự nhiên.
Trung điện có 4 bàn thờ: phía ngoài là bàn nghi án, bên trong có 3 bàn thờ. Ở giữa là bàn thờ hội đồng ngoại, bên trái (từ trong ra) là bàn thờ Đông Hiến, bên phải là Tây Hiến. Có hai cặp liễn đối ”Giáng Long”, cặp đối có hình lòng máng, sơn son thếp vàng hình rồng được chạm uốn lượn mềm mại chen những lớp mây. Hai bên trung điện đặt dàn lỗ bộ.
Chính điện được dựng theo kiểu tứ tượng, các xà gồ bằng gỗ, vì kèo kẻ chuyền kết hợp với tường hồi chịu lực. Mái chính điện chỉ có một tầng, thấp hơn mái trung điện, không gian nơi đây bị hạn chế ánh sáng từ ngoài vào. Nơi thờ cúng thần linh ánh sáng cần tạo ra một cách mờ ảo cùng với khói nhang nghi ngút.
Trước chính điện là bàn thờ Hội đồng nội, có bài vị đặt trên ngai chạm đầu rồng đề ”Cung thỉnh Đại càn Quốc Gia Nam Hải Thần Chiêu Linh Ứng Tứ Vị Thánh Nương Vương” phía trước đặt bộ bát bửu. Cuối chánh điện là bàn thờ Thần, có bài vị chữ “Thần” và bốn bài vị khác. Khám thờ thần được sơn son thếp vàng, chạm lưỡng long chầu nguyệt, phía trong chạm theo đề “Đào mai — điểu”, hai trụ trước khám thờ theo đề tài “Giáng long”. Trước khám thờ thần là bàn thờ sơn son thếp vàng được chạm theo đề tài “Lưỡng long triều nguyệt”, hai bên đề tài “Mẫu đơn — trĩ”, bốn chân chạm đầu rồng, trên để bộ lư bằng đồng. Hai bên khám thờ thần là hai khám thờ Hữu ban và Tả ban cũng được chạm hoa văn cành lá cách điệu lưỡng long triều nguyệt, hai bên có cặp hạc gỗ đứng chầu và hai cặp tàn. Hai bên chánh điện đặt trống, mõ, chiêng, võng thờ, bạch mã. Ngoài ra còn 3 cặp câu đối đính vào các cột đình và 5 bức hoành, 1 cặp liễn 9 bàn thờ vuông bằng gỗ, ba mặt đều được chạm trổ tỉ mỉ, mỗi mặt là tác phẩm nghệ thuật, được chạm với kỷ thuật rất tinh xảo, mỗi đề tài có nét độc đáo riêng.
Bên trục phụ của đình có nhà Túc, nhà kho và nhà bếp, là dãy nhà ba gian hai chái song song với trục chính. Tại nhà Túc có ba bàn thờ: Tiền hiền Hậu hiền, Anh hùng liệt sĩ và Tiền vãn Hậu vãn.
5. Lễ hội:
Đình Bình Hòa thờ Thành hoàng Bổn cảnh. Thần thờ ở đình được vua tự Đức sắc phong vào năm 1853 (Tự Đức ngũ niên).
Vị thần được thờ tại đình gồm có:
1. Quản giới bổn xứ thành hoàng đại vương.
2. Kinh đô dục lộ thành hoàng đại vương.
3. Bổn xứ cao các Quảng độ.
4. Châu Du thành hoàng Đại vương.
5. Đại Càn Quốc gia nam Hải, chiêu linh ứng tứ vị thánh Nương Vương.
Hàng tháng đình cúng hai ngày 15 và 30. Lễ Kỳ yên ( cầu an ) là lễ lớn nhất tại đình thường tổ chức từ ngày 11 đến 13 tháng 9 âm lịch. Lễ vật chính là 3 con vật ( tam sanh ): dê — trâu — heo ( không có trâu có thể thay bằng bò). Trong những ngày Kỳ yên tại đình Bình Hòa diễn ra những nghi thức : Lễ rước sắc (đưa sắc về đình); Lễ thượng kỳ — khai môn; Lễ khán sắc; Lễ Túc yết; lễ đàn cả; Lễ tế Tiền hiền Hậu hiền; lễ xây chầu.
Hiện nay lễ Kỳ yên tại đình Bình Hòa được giản lược rất nhiều. Thời gian chính thức của lễ Kỳ yên chỉ diễn ra một ngày 11 tháng 9 âm lịch. Lễ vật chính cúng thần không nhất thiết phải là tam sanh như lệ xưa mà chỉ là mâm cỗ với nhiều món ăn. Chương trình lễ ngày nay gồm: Lễ Khai môn thượng kỳ; Lễ Khám sắc; Lễ tế Thành hoàng và lễ cầu an; Lễ cúng Tiền hiền Hậu hiền và các anh hùng liệt sĩ ; Các ban quản lý đình cùng nhân dân cúng thần; Lễ thành. (Buổi lễ bắt đầu từ 7 giờ và kết thúc lúc 14 giờ)
6. Giá trị di tích:
Đình Bình Hòa là ngôi đình có kết cấu và mặt bằng điển hình của ngôi đình cổ ở miền Nam thế kỷ 19. Bộ cột gỗ của ngôi đình hết sức quí giá cùng với 39 hiện vật có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật còn lưu giữ trong đình. Đình đã duy trì sự thờ cúng theo phong tục thờ thần của người Việt nam. Sự tồn tại của đình là sự hiện diện của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, là yếu tố tích cực của văn hóa làng xã được phát huy trong chế độ mới.
Miếu Thiên Hậu
1. Tên gọi: MIẾU THIÊN HẬU
2. Địa điểm: 21 Lê Trực, Phường 7, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ chí Minh
3. Sự kiện - nhân vật lịch sử:
Người Việt vào Nam bộ khai phá tụ cư, đất và nước vẫn là những đối tượng hàng đầu sản sinh vật chất nuôi sống con người. Ý niệm thiêng liêng về những đối tượng ấy từ lâu đã hình thành nên ở ông cha họ, một tín ngưỡng tôn thờ như những bà mẹ “Thờ Mẫu”. Và thờ Mẫu đã là một tín ngưỡng mang tính triết lý của người dân, họ khao khát giải phóng khỏi hiện thực cuộc sống đói nghèo bất công, cầu mong cuộc sống ấm no, với ý nguyện cầu an lành, phước lộc.
Miếu Thiên Hậu có cách đây gần trăm năm do gia đình một người Hoa xây dựng, người trông coi đầu tiên gọi tên Ông “Sơn Xẩm” được truyền qua 5 đời cho đến nay. Trước kia Miếu nằm trên diện tích rất lớn 5000 m2 sau bị lấn chiếm dần nay chỉ còn lại 1200 m2.
Ban đầu ngôi Miếu là kiểu nhà 2 mái 3 gian, cột kèo bằng gỗ, mái lợp ngói vẩy cá, qua thời gian sử dụng không sửa chữa ngôi miếu đã xuống cấp và được chuyển nơi thờ mới (hiện nay). Nơi thờ mới cũng được duy tu sửa chữa nhiều lần.
Kiến trúc ngôi nhà phục vụ cho hỗn dung tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Phật, vì thế có người gọi là chùa Thiên Hậu.
4. Kiến trúc - bài trí:
Ngôi Miếu khoảng 100 m2 được xây dựng kiên cố, tường gạch mái ngói âm dương. Trên phần mái trang trí rồng chầu, cá hóa long bằng gốm sứ. Gồm 2 gian : Cung thờ Bà và Chánh điện thờ Phật.
Chánh điện có 4 cột bằng xi măng cốt sắt, nền lát gạch tàu. Trong nội điện là bệ thờ Phật gồm nhiều tượng bằng xi măng như : Phật Thích Ca, Địa Tạng, Quan Âm, Phật Di Lặc, Thích Ca sơ sinh, Phật Chuẩn Đề. Hai bên trái phải là bệ thờ Phật Tổ, Quan Thánh Đế, bàn thờ Tả ban Hữu ban … có nhiều bức hoành phi, những cặp liễng và một số hiện vật thờ cúng tương đối có giá trị.
Đặc biệt là Cung thờ Bà, tiếp giáp sau lưng bàn thờ Phật. Cung thờ nằm riêng, diện tích nhỏ nhưng được trang trí rất lộng lẫy. Cung thờ làm bằng gỗ sao được chạm lộng rất tinh xảo, hai cột dựng đỡ dàn bao lăm chạm nổi rồng quấn đế là hình tượng con lân. Có tượng Bà Thiên Hậu ngồi và 02 cô hầu đứng bằng gỗ. Trước là bàn thờ, trên bài trí nhiều vật dụng thờ rất đẹp. Tất cả được sơn son thếp vàng.
Xung quanh Miếu là vườn cây ăn trái, và 01 cây bồ đề rất lớn do vậy khung cảnh luôn mát mẻ và yên tĩnh. Phía trái cổng ra vào có Miếu Ngũ Hành (1 m2) xây dựng năm 1933, thờ 05 tượng bằng xi măng.
5. Hiện vật:
Hiện vật có giá trị mỹ thuật cao tập trung ở gian thờ Bà. Ngoài khám thờ được trang trí dàn bao lăm chạm lộng là những đồ vật thờ cúng được bài trí trên bàn thờ :
- Tượng ngồi bằng gỗ : Bà Thiên Hậu (40cm).
- Tượng đứng bằng gỗ (nhỏ).
- Cờ lịnh 5 cái nhỏ, cán gỗ tốt.
- 02 bộ lễ bộ 8 món, cán gỗ sơn son (nhỏ).
- Cặp chân đèn bằng gỗ (rất cầu kỳ).
- 04 bình quả bằng gỗ.
- Cặp hạc bằng đồng (cỡ trung).
- Chuông bàn.
6. Lễ nghi:
Trước kia có tổ chức ngày lễ cúng Bà. Sau này giảm lễ, chỉ vía ngày chính là 23/3 Âm lịch dâng hương hoa trà quả đơn giản, ngoài ra là lễ theo thờ Phật, rằm, mùng 1… mỗi tháng.
7. Giá trị lịch sử — văn hóa — nghệ thuật:
Cách bài trí của Miếu Thiên Hậu nói lên sự hỗn dung tín ngưỡng ở người Việt Nam bộ là phổ biến trong ý thức, là tập trung nhiều trong mỗi trú sở tâm linh. Nói chung Miếu có giá trị về mặt văn hóa — xã hội và điêu khắc.
8. Tình trạng bảo quản:
Miếu do gia đình quản lý, được truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay do Bà Lưu thị Hoa, 57 tuổi trông coi tương đối tốt.
9. Tư liệu:
Khảo sát thực địa, tiếp xúc các vị lão quanh vùng