hoa tươi quận tân bình , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại quan tan binh

Shop hoa tươi quận tân bình

Cách bảo quản một số loại hoa


Hoa Tuplip: 
Hoa được cắm đẹp nhất là trong bình thủy tinh. Chỉ cần thả hoa vào bình một cách tự nhiên, chỉnh sửa một chút là có ngay bình hoa đẹp. Về màu sắc: nếu bạn gái thích gam màu nhã, hiền hòa thì có thể kết hợp trắng, đỏ hoặc hồng. Trong khi đó gam màu nóng là sự kết hợp giữa gam màu cam với màu vàng. Phong cách này tạo nên sự ấn tượng trong gian phòng.
Cách bảo quản: Hoa tuplip là loại hoa thuộc dòng họ lạnh, độ bền thường kéo dài từ 5-7 ngày nếu bình hoa được để trong phòng lạnh. Khi cắm thả đá lạnh vào bình cộng 2 muỗng đường, đây là chất dinh dưỡng nuôi hoa, mỗi ngày thay nước một lần. Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.

Hoa hồng: Đây là loại hoa được ưa thích trong các dịp lễ, hoa hồng được nhắc đến khác nhiều trên báo chí. Cách cắm hoa hồng thì vô cùng phong phú, có thể cắm đơn giản với hoa bi trắng hay cầu kỳ trong lẵng, bó. Muốn hoa tươi lâu, bạn gái nên cắt gốc hoa mỗi ngày một lần. Buổi tối, đem hoa ra sương cho hoa "hít" khí trời. Bạn nên ngắt bớt cánh hoa bị úa màu để luôn có một bình hoa tươi mới.
Hoa hồng là loại hoa không chịu được gió nên tránh để những nơi đón gió như cửa sổ, ban công... Yêu cầu quan trọng nhất để hoa tươi lâu chính là nước phải sạch. Muốn vậy, khi cắm hoa, bạn nên tỉa hết lá dưới gốc, rửa thật sạch. Khi hoa héo, có thể dốc ngược lại để giữ thành đóa hoa hồng khô.

Cẩm chướng: là loại hoa khá bền, cách chăm sóc tương tự hoa hồng. Các bước cơ bản là cắt gốc, tỉa lá... Tương tự, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc này với hoa cúc và một số loại hoa khác.

Hoa loa kèn (arum): Khi cắm hoa, cắt gốc, lấy băng keo quấn sơ ở dưới gốc hoa để tránh gốc bị toe ra. Vì thân hoa loe kèn là thân ống (thân rỗng) nên thân rất dễ bị dập nát. Nếu bảo quản tốt, hoa loa kèn có thể cắm được rất bền. Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước hàng ngày.

Hoa lyly: Đây là loại hoa rất bền, thơm. Khoảng 2 ngày thay nước một lần. Tắm cho hoa mát bằng cách xịt nước hàng ngày.

Một bình hoa đẹp không phải là bình hoa cầu kỳ, mắc tiền, xu hướng cắm hoa tươi ngày càng trở về với sự đơn giản, tự nhiên

Cách chăm sóc hoa Đồng Tiền


Hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii, là một trong 10 loại hoa thương mại quan trọng nhất được trồng trên thế giới, có nguồn gốc từ châu Á, Nam Phi và Tasmania.

Đồng tiền có thể trồng ở nhiều điều kiện khí hậu, nhưng chủ yếu là vùng ôn đới và các vùng có khí hậu Địa Trung Hải hoặc cận nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp: 18 - 250C. Độ ẩm đất từ 60 – 70% (tối thích 65%); độ ẩm không khí 60 - 65%. Ở Việt Nam, hoa đồng tiền thích hợp trồng ở Lâm Đồng trong nhà có mái che có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bón phân, tưới nước theo chế độ tự động hoặc bán tự động sẽ cho năng suất, chất lượng cao.


Hoa đồng tiền có nhiều màu sắc, như đỏ, vàng, trắng, hồng, da cam… Hoa có cuống dài, là loại hoa tự đơn hình đầu, kích thước từ 5-12cm. Đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành. Hoa hình lưỡi tương đối lớn ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc vài vòng nhỏ. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.

Đất trồng hoa đồng tiền phải tơi xốp, nhiều mùn, độ pH từ 6-6,5. Tuy nhiên, pH của đất nên duy trì từ 5,5-6,5 để có được hiệu quả tối đa trong sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đất kiềm thì bón bổ sung phân có chứa lưu huỳnh để giảm độ pH, đất chua thì bón vôi để điều tiết độ chua. Ở nơi đất thịt nặng bón thêm lá cây mục, vỏ trấu, bã rượu để tăng độ tơi xốp. Đất sét giữ độ ẩm cao và đất cát giữ nước kém không thích hợp cho trồng hoa đồng tiền.

Đất trồng phải thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định bởi mực nước cao thường đọng nước, rễ cây dễ bị thối và bệnh, nên phải có hệ thống thoát nước tốt. Xung quanh ruộng trồng đào rãnh thoát nước sâu từ 0,7-1m và lên luống cao, tuyệt đối không trồng ở những vùng trũng.

Liều lượng phân bón (tính cho 1ha trong một năm): Đạm từ 280-300kg, lân từ 550-600kg, kali từ 220-250kg. Đạm có tác dụng đến sinh trưởng, phát triển của cây, thiếu đạm, cây sẽ nhỏ, lá vàng. Lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, thân cứng, hoa bền màu. Thiếu lân, lá có màu xanh tím, hoa nhỏ, cuống ngắn, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt. Kali cần vào thời kỳ kết nụ, nở hoa, giúp cho cây tăng cường tính chịu hạn, chịu rét.

Ngoài ra cần bón thêm can xi để tăng chất lượng của hoa, tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế tác dụng độc của axit hữu cơ, giảm chua và tăng độ phì nhiêu cho đất. Thường 1ha bón từ 300-400kg can xi dưới dạng vôi bột. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung một số nguyên tố vi lượng như Mg, Fe, Cu, Na.
  
QUẬN TÂN BÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
I. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Ngày 30 tháng 04 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng , thống nhất Tổ quốc; Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định được mang tên thành phố Hồ Chí Minh, quận Tân Bình là quận ven nội thành với số dân là 280.642 người ( đầu năm 1976); diện tích 30,32 km2 trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 13,98 km2  được chia thành 26 đơn vị hành chính cấp phường.
+ Địa hình quận nằm về hướng Tây Bắc nội thành :
Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10.
Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp.
Tây giáp Bình Chánh.
Nam giáp quận 6, Quận 11.
+ Tọa độ địa lý:
Điểm cực Bắc : 100 49’ 90” độ vĩ Bắc ;
Điểm cực Nam: 100 45’ 25” độ vĩ Bắc;
Điểm cực Đông : 100 40’26’ độ kinh Đông;
Điểm cực Tây : 100 36’47” độ kinh Đông.
Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước; Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ( diện tích 7,44 km2  ) và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4-5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8-9 m, trên địa bàn cón có kênh rạch và còn đất nông nghiệp.
Đến năm 1988 theo Quyết định số 136/HĐBT ngày 27/08/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới hành chính từ 26 phường sáp nhập lại còn 20 phường ( từ phường 1 đến phường 20), cho đến 30/11/2003,thời gian được 15 năm.
Đến cuối năm 2003,thực hiện Nghị định 130/2003/ NĐ – CP ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, tách ra thành lập quận Tân Phú. Hai quận Tân Bình và Tân Phú.
QUẬN TÂN BÌNH (MỚI):
+ Diện tích 22,38 km2 , trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2.
Đông giáp quận Phú Nhuận, Q3, Q10.
Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp.
Tây giáp quận Tân Phú.
Nam giáp quận 11.
+ Dân số quận còn trên 430.559 ngàn người , ( bao gồm cả nhân khẩu có Đăng ký thường trú, nhưng đi nơi khác ở) 75.206 hộ.
+ Có 15 phường trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, mang số : từ phường 1 đến phường 15 ( riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).
II. Về đặc điểm dân cư
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của quận Tân Bình,do tốc độ đô thị hóa, sự biến động dân số tác động khá lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói đất Tân Bình là “ Đất lành, chim đậu”, nên đến năm 2003 đã được Chính phủ đã được Chính phủ điều chỉnh địa giới và tách thành một quận mới; thể hiện qua dãy số biến động của các năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm (dân số trung bình năm) như sau :
Năm 1976 là 280.642 người
Năm 1980 là 250.472 người, giảm 11% so năm 1976 ( thời kỳ này do vận  động giãn dân, đi xây dựng vùng kinh tế mới).
Năm 1985 là 287.978 người, tăng 14,9% so năm 1980.
Năm 1990 là 357.202 người, tăng 24,3% so năm 1985.
Năm 1995 là 464.165 người, tăng 29,9% so năm 1990.
Năm 1999 là 612.252 người, tăng 31,9% so năm 1995.
Năm 2000 là 646.407 người, tăng 39,2% so năm 1995.
Năm 2003 là 754.160 người, tăng 11,6% so năm 1995.
Khi tách quận:
Tân Bình có số dân là : 430.160.
Tân Phú có số dân là : 324.000.
+ Cuối năm 2004 dân số thực tế cư trú là 404.239 người.
+ Đến tháng 6 năm 2005, ước dân sô thực tế cư trú là 411.000 người.
So sánh 28 năm, chưa tách quận (1975/2003) tăng 2,7 lần;
So sánh 30 năm khi đã tách quận Tân Bình ( 1975/2005) tăng 1,5 lần.
Qua 3 cuộc tổng điều tra dân số, tỷ trọng dân số quận Tân Bình so với thành phố : năm 1979 : 7,72 %; năm 1989 : 8,5% và năm 1999 : 11,49%. Năm 2004 thành phố tổ chức điều tra dân số, quận Tân Bình mới chiếm tỷ lệ 6,6% thành phố.
Mức tăng dân số tự nhiên, do trình độ dân trí và đời sống ngày càng cao, cộng với những năm gần đây công tác tuyên truyền vận động thực hiện “ Kế hoạch hóa gia đình”, nên qua các năm luôn giảm dần:
Từ năm 1976 – 1980 bình quân năm 1,68%.
Từ năm 1981 – 1985 bình quân năm 1,79%.
Từ năm 1986 – 1990 bình quân năm 1,55%.
Từ năm 1991 – 1995 bình quân năm 1,53%.
Từ năm 1996 – 2000 bình quân năm 1,38%.
Từ năm 2001 – 2005 bình quân năm 1,18%.
Về dân tộc : dân tộc Kinh chiếm 93,33%; Hoa 6,38%; Khơme 0,11%; các dân tộc khác là Tày 0,05%, Thái 0,01%, Nùng 0,03%, Mường 0,02%, Chăm 0,02% và người nước ngoài . . . Phường có nhiều người Hoa là phường 9, 10.
Về tôn giáo : Phật giáo chiếm 19,62%, Công giáo 22,9%, Tin lành 0,37%, Cao đài 0,4 %, Hoa hảo 0,01; Hồi giáo 0,02%, không có đạo chiếm 56,68% ( số liệu tổng điều tra dân số 1999). Toàn quận có 140 cơ sở tôn giáo trong đó, Phật giáo 74, Công giáo 60, Tin lành 4, Cao đài 2.
III. Về đặc điểm cơ cấu kinh tế
Giai đoạn từ ngày 30/4/1975 giải phóng Miền Nam đến năm 1985 trong nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa, thì cơ cấu kinh tế Tân Bình là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
Giai đoạn 1985 – 1990 nhà nước bắt đầu đổi mới, thì Tân Bình xác định cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN, thương nghiệp và nông nghiệp.
Giai đoạn 1991 cho đến năm 2003 chưa tách quận, cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN – Thuơng mại, dịch vụ. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa và biến động tăng dần số cơ học. Là quận có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất thành phố, chiếm tỷ trọng từ 15% đến 19% và có mức tăng bình quân hàng năm trên 15%. Doanh thu thương mại dịch vụ mức tăng là 18 % năm.
Năm 2004 sau khi tách quận, hiện trạng phần lớn cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế quận Tân Bình đã xác định chuyển đổi là : Thương mại, dịch vụ - Sản xuất công nghiệp, TTCN. Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu ngành nghề: Thuơng mại chiếm 40%, dịch vụ 32%, công nghiệp 18% và hoạt động khác 10%.
Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ đường hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ, lại có lực lượng sản xuất đông. Luôn mở cửa rộng đón tiếp nhưng nhà doanh nhân, nhà du lịch lữ hành và nhà đầu tư đến hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình; làm giàu cho dân, cho nước và cho mình, thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”./.