hoa tươi phú nhuận , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại quan phu nhuan

Shop hoa tươi hướng dẫn: 10 meọ nhỏ giữ hoa tuoi lâu

 Những bình hoa rực rỡ sắc màu không thể thiếu trong nhà bạn vào những dịp Tết. Muốn giữ được hoa đẹp và tươi lâu, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.
- Chớ mua hoa cắm vào nước đá hoặc để tủ lạnh.

- Dùng lọ và các dụng cụ sạch. Những đồ mốc meo sẽ nhanh làm hoa tàn. Trước khi cắm hoa vào bình, bạn hãy rửa thật sạch lọ, nhưng nhớ xúc cho hết hẳn xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước và khiến hoa nhanh hỏng.

- Bỏ hết lá ở phần cọng ngập nước bởi chúng sẽ sẽ làm các vi khuẩn phát triển, cản trở sự lưu thông của hoa.

- Nên cắt cuống hoa dưới nước.

- Dùng búa nhỏ đập hơi giập thân gỗ của một số loại hoa có cành to, cứng như hoa tú cầu, tử đinh hương... để chúng dễ hút nước hơn.

- Những hoa mọc lên từ củ (như thủy tiên) sống tốt hơn trong nước lạnh.

- Đừng để lẫn cây thủy tiên hoa vàng với những loại hoa khác bởi loại hoa này sẽ tiết nhựa và dính vào thân các hoa khác. Nếu bạn có ý định kết hợp hoa thủy tiên cùng loại hoa nào đó, hãy đem ngâm chúng vào nước ở một lọ riêng trước khi cắm chung.

- Nếu muốn hoa nở nhanh để kịp trưng vào dịp Tết, bạn chỉ cần ngâm gốc của cành hoa vào nước ấm vài phút.

- Với những bông hoa đã héo, đặc biệt là hoa hồng, có thể làm tươi lại bằng cách ngâm trong nước lạnh trong vài giờ.

- Để hoa được tươi và giữ lâu hơn, bạn nhớ để chúng ở xa TV, những dụng cụ điện, các vật đang nóng hay lạnh... Bạn cũng nên tránh để hoa dưới ánh sáng trực tiếp, nơi nhiều gió hay có hơi nước nóng, lạnh.
Cách chăm sóc lan Hồ Điệp
Loài lan này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200-400 m. Khi cây được 1-3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất. 
Loài hoa này rất bền, có thể để được 40-50 ngày.

Thời gian nở: Tất cả các mùa trong năm.


Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

Ánh sáng: Hồ điệp ưa bóng mát.

Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C.
Độ ẩm 60-80%.

Cách tưới nước: Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.

Cách tưới phân: 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.

Phòng sâu bệnh: Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.

Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30.10.10.

Phú Nhuận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phú Nhuận
Quận

Vị trí quận trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Địa lý
Tọa độ: 10°48′6″B 106°40′39″Đ
Diện tích5 km²[1]
Dân số 2010
Tổng cộng175.175 người[1]
Mật độ35.897 người/km²[1]
Dân tộcKinh,...
Hành chính
Quốc giaViệt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốHồ Chí Minh
Thành lập1976
Chính quyền
Chủ tịch UBNDPhạm Công Nghĩa
Phân chia hành chính15 phường[2]
Mã hành chính768[2]
Web: Quận Phú Nhuận
Tọa độ: 10°48′6″B 106°40′39″Đ
Quận Phú Nhuận là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận nằm về hướng Tây Bắc, cách trung tâmthành phố 4,7 km theo đường chim bay, được xem là quận cửa ngõ ra vào phía Bắc của khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục lục

[ẩn]
  • 1 Vị trí địa lý
  • 2 Lịch sử
  • 3 Hành chính
  • 4 Kinh tế
  • 5 Văn hóa & Xã hội
  • 6 Chú thích
  • 7 Liên kết ngoài

Vị trí địa lý [sửa]

Do nằm về hướng Tây Bắc của thành phố đồng thời cách trung tâm thành phố 4,7 km theo đường chim bay nên[3]:
  • Phía Đông quận giáp với quận Bình Thạnh.
  • Phía Tây giáp quận Tân Bình.
  • Phía Nam giáp quận 1 và quận 3.
  • Phía Bắc giáp quận Gò Vấp.

Lịch sử [sửa]

Thôn Phú Nhuận được xem là thành lập từ năm 1698 và được ghi nhận trong danh sách làng xã theo "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, lúc đó thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Dân cư quy tụ về Phú Nhuận, phần lớn thuộc gia đình binh sĩ vào đóng ở trấn Phiên An, hoặc di dân từ "đàng Ngoài" vào. Tên "Phú Nhuận" (chữ Hán: 富潤) hàm nghĩa mong muốn thêm giàu có trù phú của những người lưu dân.
Giữa thế kỷ 19, thôn Phú Nhuận phát triển, được triều đình nâng lên cấp xã. Xã thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Xã Phú Nhuận liên tục phát triển trở thành một xã lớn của phủ Tân Bình, sau trở thành quận Tân Bình[3] .
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, xã Phú Nhuận chính thức được tách khỏi quận Tân Bình và nâng lên cấp quận.

Hành chính [sửa]

Quận Phú Nhuận hiện được chia làm 15 phường bao gồm:
  • Phường 1
  • Phường 2
  • Phường 3
  • Phường 4
  • Phường 5
  • Phường 7
  • Phường 8
  • Phường 9
  • Phường 10
  • Phường 11
  • Phường 12
  • Phường 13
  • Phường 14
  • Phường 15
  • Phường 17

Cổng chùa Phú Long

Kinh tế [sửa]

Cơ cấu kinh tế quận phát triển theo xu hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, tín dụng, văn phòng cho thuê, nhà ở cao cấp, dịch vụ du lịch…đang phát triển mạnh. Về công nghiệp phát triển các ngànhsản xuất sạch, kỹ thuật cao[3] .
Định hướng quy hoạch của quận là điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm mật độ, tăng chiều cao, dành đất phát triển hạ tầng xã hội. Trong đó, ưu tiên xây dựng nhà cao tầng, kết hợp chức năng ở và các loại hình dịch vụ qua việc kết hợp quy hoạch đồng bộ giữa công tác chỉnh trang giải tỏa xây dựng mới và phát triển mạng lưới giao thông.
Trung tâm hành chính của quận Phú Nhuận tập trung chủ yếu trên trục đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngoài ra, các trung tâm giao dịch, dịch vụ và thương mại tập trung phát triển theo các tuyến đường chính như Nguyễn Văn Trỗi, Phan Xích Long, Hoàng Văn Thụ đến Phan Đăng Lưu, và từ Nguyễn Kiệm đến Phan Đình Phùng[3].

Văn hóa & Xã hội [sửa]

Trên địa bàn Phú Nhuận, từng quy tụ đến 72 chùa ở thế kỉ 19, con số đến ngày hôm này vẫn còn tồn tại[3]. Ngoài ra, quận cũng là nơi được nhiều vị công thần triều Nguyễn, nhưPhan Tấn Huỳnh, Trương Tấn Bửu, Võ Tánh, Võ Di Nguy chọn làm chỗ an nghỉ. Ngoài ra, nhiều nơi, đã được công nhận di tích lịch sử như[3] :
  • Di tích Quốc gia Đình Phú Nhuận (18 Mai Văn Ngọc, phường 10)
  • Di tích Quốc gia Lăng Trương Tấn Bửu (41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8)
  • Di tích Quốc gia Lăng Võ Di Nguy (19 Cô Giang, phường 2)
  • Di tích lăng Võ Tánh (hẻm 19 Hồ Văn Huê, phường 9)
  • Di tích mộ Phan Tấn Huỳnh (hẻm 108 Huỳnh Văn Bánh, phường 12)
  • Di tích Phước Kiến Nghĩa Từ (đường Hoàng Minh Giám, phường 9)
  • Di tích nhà số 87A Trần Kế Xương (87A Trần Kế Xương, phường 7)
  • Di tích chùa Từ Vân (62 Phan Xích Long phường 1)
  • Di tích đền Hùng Vương (261/3 Cô Giang, phường 1)
  • Di tích chùa Phú Long (58 Huỳnh Văn Bánh, phường 15)
  • Các đoàn thể Phường 13 tổ chức Hội thi “Biển đảo quanh ta” (17/5/2013)
    Thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2013), kỷ niệm Ngày truyền thống công nhân lần thứ V, ngày 15/5/2013, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ Phường 13 phối hợp tổ chức Hội thi “Biển Đảo quanh ta”. Tham dự có các đồng chí: Lê Thị Thảo Hân – Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ quận, đại diện Liên đoàn Lao động quận và Quận Đoàn; Dương Quỳnh Ly - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Nguyễn Ngọc Minh Trang – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Nguyễn Thị Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Phạm Tuấn Khanh - Bí thư Đoàn phường, cấp ủy khu phố và hơn 50 đoàn viên, hội viên.
    Hội thi có 04 đội tham gia: Đội 1 (liên minh Chi đoàn Cơ quan, Công an và Dân quân tự vệ); Đội 2 (liên minh Hội Phụ nữ 4 khu phố); Đội 3 (liên minh Chi đoàn 4 khu phố); Đội 4 (Công đoàn Cơ quan) với 03 vòng thi: Vòng 1 “Theo dòng lịch sử” với hình thức thi trắc nghiệm về kiến thức chủ quyền lãnh thổ và biển đảo Việt nam, Vòng 2 “Đến những miền đảo xa” với hình thức trả lời câu hỏi được lựa chọn, Vòng 3 “Hào hùng biển đảo quê ta” thi năng khiếu với các ca khúc về Biển đảo Việt Nam. Kết quả: Đội 3 đạt giải nhất, Đội 2 đạt giải nhì, Đội 1 đạt giải ba và Đội 4 đạt giải khuyến khích.
    Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên, hội viên về vai trò, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bồi dưỡng lòng yêu nước, tri ân các đ
    TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
    Trở lại trang trước.
    ĐÌNH PHÚ NHUẬN - Số 18 đường Mai Văn Ngọc phường 10, quận Phú Nhuận(15/9/2011)

    Đình Phú Nhuận được xây dựng khoảng năm 1818 ở xóm Kinh, sát kinh Nhiêu Lộc, đến năm 1852 được xây lại trên địa điểm hiện nay. Ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (tức ngày 08 tháng 01 năm 1853), vua Tự Đức đã ban sắc phong cho Thần Thành Hoàng của đình.

    Đình trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1930, 1966, 1989 và 1998, nhưng vẫn giữ được nét độc đáo kiến trúc cổ của đình Nam bộ thế kỷ XIX.
    Từ cổng đình bước vào, ta gặp miếu “Nhị Vị Công Tử” thờ hai người con trai của nữ thần Po Nagar của người Chăm ở bên phải; miếu thờ “Ngũ Hành Nương Nương” bên trái. Mặt tiền là bức bình phong đắp nổi hình Bạch Hổ. Phía sau bức bình phong là dấu vết bệ thờ Thần Nông.
    Nhìn tổng thể, đình có hình L ngược, có hai trục: trục chính nằm ở phía bên phải (tính từ trong ra ngoài), nhà võ ca, võ quy, chính diện. Trục phụ gồm: sân đình, nhà thảo bạt, nhà túc, sân thiên tỉnh, nhà bếp và nhà kho. Mái đình thẳng lợp ngói âm dương, trên đỉnh có trang trí “ lưỡng long tranh châu” bằng gốm. Bên trong đình có bộ cột và vì kèo làm bằng gỗ, cấu trúc theo kiểu kẻ chuyền. Chính diện xây theo kiểu nhà tứ tượng, hình vuông (một gian hai chái) với cột gỗ, kèo gỗ, trạm hình đuôi rồng, được xây dựng năm 1920. Các bàn thờ được xếp thành ba dãy, dãy giữa gồm các bàn thờ Thần, hai bên là bàn thờ Tả Ban và Hữu Ban. Bàn thờ Thần bằng gỗ chạm hoa văn “lưỡng long triều nguyệt”, trên đặt sắc Thần do vua Tự Đức ban cho vị Thần Thành Hoàng của đình Phú Nhuận đựng trong chiếc hộp. Trên bàn thờ Thần ở chính điện có lư hương bằng gốm cổ, men xanh lam và một lư hương bằng đồng.
    Chính điện có bốn cặp câu đối và ba bức hoành phi được chạm khắc tinh sảo. Đặc biệt có cặp câu đối cổ viết bằng chữ Hán “Hộ quốc tý dân” (dịch là: Giúp nước cứu dân) niên đại 1860, và “Hộ quốc bảo dân” (dịch là: Giúp nước bảo vệ dân) niên đại 1901. Ngoài ra, đình còn lưu giữ 33 hiện vật và sắc phong của vua Tự Đức nói trên.
    Đình Phú Nhuận thờ Thần Thành Hoàng theo tục thờ Thần của người Việt.
    Ngày lễ lớn nhất của đình Phú Nhuận là lễ Kỳ Yên, được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng Giêng. Lễ vật chính cúng Thần là con heo đen. Ngày 16 tháng Giêng là ngày lễ chính.
    Đình Phú Nhuận được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 3744/QĐ-VHTT ngày 29 tháng 01 năm 1997.
    DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
    Trở lại trang trước.
    LĂNG VÕ DI NGUY - Số 19 đường Cô Giang, Phường 2, quận Phú Nhuận(15/9/2011)

    Khu vực gò đất cao từ Bà Chiểu tới Phú Nhuận là nơi có nhiều lăng mộ của các công thần thời Trung Hưng nhà Nguyễn, từ Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt, Phan Tấn Huỳnh, Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu tới các vị tướng như Võ Tánh, Võ Di Nguy; những người này tuy không sinh ra ở Gia Định nhưng sự nghiệp lại gắn liền với vùng đất này
    Võ (Vũ) Di Nguy theo sử sách nhà Nguyễn thì ông là người huyện Phú Vang (Vinh), phủ Thừa Thiên, ông có công theo Nguyễn Ánh đi Vọng Các (Băng Cốc – Thái Lan ngày nay) – được xếp vào “Bậc nhất Vọng Các công thần”, giỏi thủy chiến, từng làm Cai cơ, quản thuyền Nội Thủy, Trung Thủy, có công rất lớn trong việc xây dựng thủy quân Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn ở Gia Định (1790 – 1801). Ông mất năm 1801 trong trận đánh tại cửa biển Thị Nại, Quy Nhơn khi cùng Lê Văn Duyệt đốc chiến. Thi hài ông được đưa về Gia Định chôn cất và thờ ở đền Hiển Trung. Năm 1807 được Gia Long tặng hàm Thiếu Bảo và được thờ ở miếu Trung Hưng công thần tại Huế, đầu đời vua Minh Mạng được tặng hàm Thái Bảo, năm 1831 được vua Minh Mạng truy phong Bình Giang Quận công.
    Lăng Võ Di Nguy với kiểu kiến trúc chỉ dành cho bậc đại công thần được chia làm hai khu: khu đền thờ phía trước và khu mộ phía sau. Ngôi mộ được xây bằng hợp chất cổ và được coi là tiêu biểu cho nghệ thuật xây cất lăng mộ dành cho các công thần ở Nam bộ. Với kiến trúc gồm bình phong trước, bình phong sau, vòng tường bao xung quanh cùng các trụ cột là những thành phần che chắn, bảo vệ cho phần mộ ở giữa. Mộ được xây dựng có dạng hình chữ nhật vuông xung quanh khắc các đường trang trí và hình tượng “dây lá hóa rồng” đang bay lượn. Toàn bộ khu mộ được đắp nổi nhiều hình tượng và trang trí nhiều mô típ hoa văn độc đáo, sống động: búp sen, kỳ lân, rồng, hổ, rái cá; tùng lộc, lộc bình, hoa điểu, hoa cúc dây… cùng nhiều bài thơ ghi công đức của ông và phu nhân.
    Đền thờ có từ khi xây cất xong khu mộ, kiến trúc hiện nay của khu đền thờ là kiến trúc được xây dựng lại trong đợt trùng tu vào năm 1972; với kiến trúc chính điện là ngôi nhà tứ trụ truyền thống Nam bộ cùng hai dãy nhà phía Đông và phía Tây hai bên. Bên trong, tại Chính điện có bàn thờ Hội đồng ở giữa, phía trong là các án thờ Võ Di Nguy và người cháu ruột là Võ Di Thái được phong tước Bình Giang Bá, riêng án thờ Võ Di Nguy có bài vị khắc chữ Thần thếp vàng. Trong chính điện còn treo các bức hoành phi, liễn đối bằng chữ Nho thể hiện công trang của Võ Di Nguy.
    Đền thờ và mộ Võ Di Nguy là một công trình kiến trúc nghệ thuật có liên quan tới nhân vật lịch sử thời chúa Nguyễn. Đây là kiến trúc lăng mộ có tính chất uy nghi, độc đáo vào bậc nhất của các công thần thời Nguyễn ở Nam bộ. Công chúng tới đây có thể nhận thấy nhiều điều thú vị về cuộc sống và xã hội của con người trong quá khứ một thời ở đất Gia Định xưa. Lăng Võ Di Nguy được Bộ Văn hóa  – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 43-VH/QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1993.