hoa tươi quận gò vấp , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại quan go vap

Shop hoa tươi: Trồng và chăm sóc hoa Đồng Tiền

hoa đồng tiền luôn là loại hoa khá phổ biến ở nước ta và thường được chưng trong nhà trong nhiều dịp. Hoa đồng tiền với màu đỏ biểu trưng cho sự hoan hỷ, mừng rỡ.
Chưng trong nhà một chậu cảnh hoa đồng tiền tượng trưng cho sự lạc quan với thông điệp rằng “hãy tin thì sẽ làm được”. Cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ giúp các bạn có được những chậu đồng tiền to, màu sắc đẹp.
1. Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hoa. Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa đồng tiền là 15-25 độ C, cũng có một số giống hoa đồng tiền có thể chịu được nhiệt độ cao hơn 30-34 độ. Nếu nhiệt độ dưới 12 và trên 35 độ chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, chất lượng hoa xấu.
Hoa đồng tiền chịu hạn khá kém.Độ ẩm thường phải duy trì ở 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.
Cây đồng tiền phải trồng nổi, có rễ trồng ngang mặt đất, không trồng cây sâu quá cây sẽ phát triển chậm, dễ bị thối rễ. Sau khi trồng xong nên tưới đẫm nước, kiểm tra và định vị cho cây đứng thẳng.
2. Đất trồng
Với hoa đồng tiền thì các bạn cần chuẩn bị loại đất tơi xốp, có độ thông thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Đất trồng cho chậu đồng tiền gồm xơ dừa+ than bùn+đất cát (3:3:1), các bạn cũng có thể bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh và Super lân.
3.  Vị trí đặt chậu
Đồng tiền không chịu được mưa nhiều cũng như cường độ ánh sáng mạnh nên các bạn nên đặt chậu cảnh của mình ở trong nhà trong thời gian đầu để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Sau khi trồng khoảng 2 tháng bạn có thể mang chậu cảnh của mình ra ban công hoặc lan can, bậu cửa để trồng nhưng vẫn phải hạn chế lượng ánh sáng trực tiếp.
4. Tưới nước
Tưới nước cho chậu cảnh hoa đồng tiền vào buổi sáng, tránh tưới quá trễ vào buổi chiều cây dễ bị bệnh. Nên dùng bình phun để tưới cho ẩm đất, chú ý không làm văng đất lên lá. Tuy hoa đồng tiền không chịu hạn được nhưng cũng không ưa ẩm quá, vì vậy tùy vào điều kiện có thể 2-3 ngày tưới một lần.
Để cây sinh trưởng tốt và phát triển khỏe mạnh cần thường xuyên ngắt lá già, vàng úa, lá sâu lá bệnh. Nên thường xuyên tỉa lá cho cây để tạo sự thông thoáng cho chậu đồng tiền của bạn.
Hoa đồng tiền khá dễ trồng mà lại có thể trang trí cho ngôi nhà bạn với ý nghĩa hoan hỷ, sự vui vẻ trong gia đình. Hy vọng với cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hoa đồng tiền sẽ mang lại cho các bạn những kinh nghiệm để có chậu cảnh hoa đồng tiền đẹp.

Mẫu hoa cưới nhiều màu sắc trẻ trung

Trong không khí mùa hè rực rỡ, các cô dâu không thể bỏ qua bó hoa cưới màu ấm nóng hay màu sẫm bắt mắt. Khác với những bó hoa đơn sắc màu trang nhã, hoa cô dâu nhiều màu mang đến vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại. Ngoài việc chọn những bông hoa đa màu sắc, cô dâu cũng có thể tìm thêm nhiều loại ruy băng khác nhau để tô điểm cho bó hoa cầm tay thêm ấn tượng. Ruy băng có thể cùng màu với hoa, hoặc đối lập hẳn với hoa cưới để ấn tượng hơn. Trên nền váy cưới trắng, những bó hoa nhiều màu sắc sẽ càng nổi bật.
46/186 khu phố không có tội phạm ẩn náu, hoạt động
Sáng ngày 4/5, tại trụ sở Công an quận Gò Vấp, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội quận Gò Vấp (Ban chỉ đạo) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác xây dựng khu phố không có tội phạm ẩn náu, hoạt động và khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời năm 2012. Đồng chí Võ Ngọc Quốc Thuận – Phó Bí thư Quận ủy/Chủ tịch UBND quận/Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì Hội nghị.
Trong năm 2012, phong trào “Toàn dân xây dựng khu phố không có tội phạm ẩn náu, hoạt động và khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời” tiếp tục được Ban chỉ đạo quận phát động thực hiện. Qua đó, đã có 46/186 khu phố đăng ký xây dựng, tăng 14 khu phố so với năm 2011; trong đó có 22 khu phố đăng ký xây dựng “Khu phố không có tội phạm ẩn náu, hoạt động” và 24 khu phố đăng ký xây dựng “Khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời”. Ban chỉ đạo quận đã huy động sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở, lồng ghép việc thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng khu phố không có tội phạm ẩn náu, hoạt động và khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời” với việc thực hiện Hướng dẫn số 23/HD-CATP ngày 2/11/2010 của Công an TP về xây dựng Hộ - Nhóm hộ - Tổ dân phố tự quản về an ninh trật tự và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận và các đoàn thể quận - thành viên của Ban chỉ đạo – đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng khu phố, tổ dân phố với nhiều hình thức phong phú, sinh động… Trong năm 2012, số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn quận giảm 3,7%; 85/186 khu phố không xảy ra phạm pháp hình sự, 18 khu phố đạt tiêu chí “khu phố không có tội phạm ẩn náu, hoạt động” và 14 khu phố đạt tiêu chí “khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời”.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Võ Ngọc Quốc Thuận yêu cầu Ban chỉ đạo 16 phường và cấp ủy – chi bộ các khu phố cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện phong trào trong thời gian tới. Đặc biệt cần củng cố, nâng chất mối quan hệ hữu cơ giữa chính quyền, công an với nhân dân thông qua các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”…; đồng thời cần bám sát kế hoạch của Ban chỉ đạo quận, phấn đấu xây dựng 100% các khu phố đều đạt các tiêu chí theo quy định…

Gò Vấp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những năm 80, quận Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh và đã có thời điểm không kiểm soát được[cần dẫn nguồn]. So với quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.
Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1976 Gò Vấp có 144 ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm 2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%. Theo điều tra dân số 1/4/2009 dân số quận Gò Vấp là 515.954 người.

Mục lục

[ẩn]
  • 1 Tên gọi
  • 2 Địa lý
  • 3 Nhân khẩu
  • 4 Lịch sử
  • 5 Thông tin quy hoạch
  • 6 Chú thích

Tên gọi [sửa]


Cây Vắp hay Vấp, tên khoa học Mesua ferrea
Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.
Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây Vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn).[1]

Địa lý [sửa]

Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc giáp quận 12, nam giáp quận Phú Nhuận, Tây giáp quận 12 và quận Tân Bình, Đông giáp quận Bình Thạnh.
Tổng diện tích mặt đất tự nhiên 19,76 km² (số liệu năm 2006).

Nhân khẩu [sửa]

Dân số 496.905 người, mật độ dân số 25.172 người/km² (số liệu năm 2006, nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh). Có 8 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống ở Gò Vấp, đa số là người Kinh, gần 98%; người Hoa hơn 1,8%. Các dân tộc khác chỉ chiếm khoảng 0,2%.Các dân tộc và các tôn giáo ở Gò Vấp hình thành một cộng đồng thống nhất trong sự bình yên.

Lịch sử [sửa]

Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt Nam ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1 km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất "Gò" cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát - phụ lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.
Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì vào triều Gia Long, năm 1818, vùng đất mang tên Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các tổng Bình Trịvà Dương Hòathuộc huyện Bình Dương. Năm 1836, khi Nhà Nguyễn đạc điền và lập bạ cho toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ thì Gò Vấp thuộc tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.
Sau khi chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, thực dân Pháp đẩy mạnh quá trình đô thị hóa vùng Bến Nghé – Sài Gòn, năm 1894, mở rộng thành phố lên phía Bắc lấy rạch Thị Nghè vàđường Thuận Kiều (đường Cách Mạng Tháng Tám ngày nay) làm giới. Huyện Bình Dương của tỉnh Gia Định ở phía Bắc và tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam trở thành các khu ngoại ô của thành phố Sài Gòn.
Tỉnh Gia Định vào đầu thế kỷ XX gồm 4 quận (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè). Vào năm 1917, Gò Vấp chia làm 3 tổng: Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, gồm 37 xã. Từ năm 1940 đến năm 1953 nhiều xã được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận 12 và một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay. Vào thời gian này xã Tân Sơn Nhất không còn sau khi thực dân Pháp đuổi dân chiếm đất để xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngày 11-5-1944, chính quyền thuộc địa thành lập tỉnh Tân Bình bằng các tách một phần của tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Sau Cách mạng Tháng Támnăm 1945 tỉnhTân Bình bị xóa bỏ. Ngày 29-4-1957, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành nghị định 138-NV ấn định địa giới tỉnh Gia Định gồm 6 quận (10 tổng, 61 xã) tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và Tân Bình. Tân Bình là phần đất tách từ quận Gò Vấp.
Quận Gò Vấp vào năm 1960 có 8 xã. Tháng 7-1976, sau khi Quốc hội nước Việt Nam thống nhất ra nghị quyết thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, Gò Vấp trở thành quận nội thành. Địa bàn của quận Gò Vấp lúc này gồm phần đất của 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Hai xã Thạnh Mỹ Tây và Bình Hòa tách ra để thành lập quận Bình Thạnh. Xã Mỹ Bình cắt về huyện Củ Chi, các xã Nhị Bình, Thạnh Lộc, An Phú Đông và Tân Thới Hiệp cắt về huyện Hóc Môn. Quận Gò Vấp chia thành 17 phường.
Đến năm 2006 quận Gò Vấp có 12 phường. Theo Nghị định số 143/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2006, Gò Vấp được điều chỉnh địa giới, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17; trong đó các phường mới thành lập là 6 (tách từ phường 17), 8, 9 (tách từ phường 11), 14 (tách từ phường 12). Nghị định này cũng điều chỉnh 0,74 ha diện tích tự nhiên của phường 15 thuộc quận Tân Bình về phường 12 thuộc quận Gò Vấp quản lý.

Thông tin quy hoạch [sửa]

Dân cư khu trung tâm: Trung tâm hành chánh quận được bố trí tại số 19 đường Quang Trung. Trung tâm văn hóa quận tại khu vựa đường Lý Tự Trọng và nghĩa địa Thánh Minh (đã giải tỏa), gồm các công trình: trường mầm non, trường trung học cơ sở, trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên, các Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ…
Công nghiệp: xây dựng 3 cụm công nghiệp tập trung tại các phường 5, 11 và 12. Các xí nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp gia đình không gây ô nhiễm vẫn tồn tại và phát triển xen cài trong khu dân cư.
Khu dân cư: được phân chia thành 3 khu: Khu 1: 174.000 người, khu 2: 144.000 người, khu 3: 92.000 người.
Công viên cây xanh - thể dục thể thao: cải tạo công viên Gia Định; xây khu du lịch phường 17; Công viên văn hóa ấp Doi phường 15; làng hoa phường 11; trung tâm thể dục thể thao quận được bố trí tại sân vận động Đạt Đức.
Giao thông: phần lớn các tuyến đường hiện hữu và dự phòng không thay đổi. Riêng tuyến vành đai trong lộ giới 60m được nắn tuyến mới theo hướng quy hoạch của thành phố, không đi qua Quân y viện 175.
Nhà ở: xây dựng mới một số cụm nhà ở tại các phường 3, 5, 11, 12, 15, 17 mỗi phường từ 1 đến 4 cụm nhà.
Giáo dục: xây trường mầm non quận, trường trung học cơ sở tại phường 16, trường phổ thông trung học tại phường 5. Cải tạo nâng cấp các trường dạy nghề hiện tại. Xây dựng ký túc xá Đại học Văn Lang tại phường 5.
Y tế: cải tạo và mở rộng Trung tâm y tế quận ở phường 15, các trạm y tế tại 12 phường trong quận.
Văn hóa, thông tin: cải tạo nâng cấp nhà văn hóa Trung tâm tại phường 7, xây dựng trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên tại phường 16.
Gò Vấp
Thương mại - dịch vụ: xây dựng trung tâm thương mại ngã 6 Gò Vấp và khu trung tâm thương mại Hạnh Thông Tây.
Công viên cây xanh - Thể dục thể thao: xây dựng làng hoa Gò Vấp ở phường 11, cụm cây xanh tập trung tại ấp Doi Phường 15; cải tạo công viên Gia Định; xây dựng khu du lịch tại phường 17, Trung tâm thể dục thể thao quận tại phường 16 (khu sân bóng Đạt Đức).
Giao thông: nâng cấp, mở rộng các tuyến đường chính hiện hữu. Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường dự phòng: đường vành đai trong, đường Nguyễn Phúc Chu (26 tháng 3), đường vành đai sân bay (phường12), đường ven rạch Bến Cát – Vàm Thuật. Xây dựng các nút giao thông: ngã 6, Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn – vành đai trong; ngã 5 Nguyễn Oanh - Nguyễn Văn Lượng –Lê Hoàng Phái.
Cấp nước: xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy nước ngầm tại phường 11.
San nền thoát nước mưa: khai thông các tuyến thoát nước trên đường hiện hữu để khắc phục tình trạng ngập úng. Xây dựng hệ thống cống thoát nước cho các khu dân cư mới hình thành. Xây dựng hệ thống đê bao, cống ngăn triều co khu vực ven rạch Vàm Thuật - Bến Cát.
Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường: xây dựng cống thoát nước bẩn theo rạch Tham Lương đoạn từ phường 15, Quận Tân Bình cho đến khu xử lý của Quận Gò Vấp.
Đầu tư: - Khu du lịch văn hóa phường 17 - Khu công viên - cây xanh ấp Doi phường 15 - Khu công nghiệp tập trung phường 12.