hoa tươi quận 9 , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại quan 9 q 9

Shop hoa tươi: Hoa trà - Còn được biết đến với tên gọi Hoa Hồng Nhật Bản, hoa trà là một trong những loại hoa đẹp nhất từng du nhập vào Bắc Mỹ. Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là "sự duyên dáng nhất". Được đưa vào Châu Âu từ năm 1639 bởi một thầy tu dòng Joseph Kamel, nên hoa có tên nguồn gốc từ tên của người này. Tiếc rằng dù có vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời nhưng hoa trà lại không có mùi hương.

Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quận 9
Quận
Địa lý
Tọa độ: 10°49′49″B 106°49′3″Đ
Diện tích114 km2[1]
Dân số 2010
Tổng cộng263.486 người[1]
Mật độ2.311 người/km2[1]
Dân tộcKinh, người nước ngoài...
Hành chính
Quốc giaViệt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốHồ Chí Minh
Thành lập1976
Chính quyền
Chủ tịch UBNDNguyễn Hữu Việt
Chủ tịch HĐNDPhan Nguyễn Như Khuê
Phân chia hành chính13 phường[2]
Mã hành chính763[2]
Web: Quận 9
Tọa độ: 10°49′49″B 106°49′3″Đ
Quận 9 là một quận ngoại ô của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận được thành lập theo Nghị định số 03-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 1, 1997 tách ra từ huyện Thủ Đức cũ.

Mục lục

[ẩn]
  • 1 Vị trí địa lý
  • 2 Hành chính
  • 3 Lịch sử
  • 4 Kinh tế & Xã hội
  • 5 Liên kết ngoài
  • 6 Chú thích

Vị trí địa lý [sửa]

Quận 9 ngày nay cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo xa lộ Hà Nội.
  • Đông giáp huyện Nhơn Trạch và Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai.
  • Tây giáp Quận Thủ Đức.
  • Nam giáp Quận 2.
  • Bắc giáp Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Hành chính [sửa]

Quận 9 được chia thành 13 phường[2]:
  • Phường Phước Long A
  • Phường Phước Long B
  • Phường Tăng Nhơn Phú A
  • Phường Tăng Nhơn Phú B
  • Phường Long Trường
  • Phường Trường Thạnh
  • Phường Phước Bình
  • Phường Tân Phú
  • Phường Hiệp Phú
  • Phường Long Thạnh Mỹ
  • Phường Long Bình
  • Phường Long Phước
  • Phường Phú Hữu

Vương quốc các sấu ở Suối Tiên, nơi nuôi 15.000 con cá sấu. Phía trên là tàu điện lượn và bánh xe khổng lồ

Lịch sử [sửa]

Quận 9 vốn là vùng đất hoang rừng rậm, thú rừng sống thành từng đàn, dân cư thưa thớt, hầu hết sống trên vùng cao chuyên các nghề nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt, không quen làm lúa nước.
Đến thế kỷ 15, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà hậu Trần thất bại, tàn quân rút vào thuận hóa là tuyệt lộ, một số bỏ chạy sang lào, một số qua Chiêm Thành, số còn lại xuống phía Nam, cũng giống như hơn 200 sau tàn quân Long Môn của nhà Thanh, số người này đã bắt tay vào việc khai phá rừng rậm, cuốc xới sình lầy, gieo trồng lúa nước là ngành nông nghiệp và sống chung hoà hợp với dân bản địa, tạo thành một cộng đồng dân cư ngày càng đông đảo.
Biển Tiên Đồng và tượng Lạc Long Quân ở Suối Tiên.
Từ năm 1623, để mở rộng giang sơn các chúa Nguyễn đã tạo mối thiện cảm đối với triều đạiChân Lạp, để đưa dân cư từ vùng Thuận Quàng vào lập nghiệp. Đến năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đây kinh lý, lấy đất Đồng Nai lập ra phủGia Định, lấy đất Đông phố lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt quan chức cai trị hành chánh, quân lính trong coi về quốc phòng[3].
Năm 1808, năm Gia Long thứ 7 huyện Phước Long được nâng thành bốn huyện Phước Long được nâng lên phủ Phước Long, bốn tổng được nâng lên thành 4 huyện. Mỗi huyện được chia làm 2 tổng Long Vĩnhvà Thành Thành Tuy, lấy hai chữ tên huyện đặt lên đầu tên hai tổng, quận 9 lúc đó thuộc tổng Long Vĩnh[3].
Năm 1821, Qua triều Minh Mạng, năm thứ 2, địa bàn hai tổng được chia làm bốn tổng. Năm 1836 vua Minh Mạng mới củ phái bộTrương Đăng Quế, Trương Minh Giảng thực hiện công cuộc đo đạc toàn thể ruộng đất trên cả sáu tỉnh Nam Kỳ. Từ đó các thôn phường mới có địa bộ chính thức.
Năm 1837, Đời vua Minh Mạng thứ 18, ranh giới hành chánh của tỉnh Biên Hòa có sự thay đổi. Hai Huyện Long Thành Và Phước Anđược tách ra khỏi phủ Phước Long để thành lập phủ mới lấy tên là Phước Tuy. Tình trạng đó kéo dài mãi cho tới khi người Pháp đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, thành lập chính quyền thực dân.
Năm 1862, theo hòa ước Nhâm Tuất, sau khi được làm chủ ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ người Pháp muốn thi hành chính sách trực trị, bèn bỏ hết cấp tỉnh, phủ, huyện chia địa bàn tỉnh thành 13 địa hạt (Arrondisements), trong đó tỉnh Biên Hòa cũ được chia làm 5 địa hạt.
Năm 1867, sau khi chiếm trọn Sáu tỉnh Nam Kỳ , người Pháp chia toàn địa bàn 24 đơn vị hành chính gọi là hạt thanh tra (Inspections), sau đổi thành tham biện (Administrateur). Nơi trụ sở gọi là tòa tham biện, người Việt quen gọi là tòa Bố. Ngày 05 tháng 6 năm 1871, thống đốc Nam kỳ ra nghị định giải thể tòa tham biện Long Thành, sát nhập phần đất vào các toà tham biện lân cận, do đó các làng thuộc tổng Long Vĩnh Hạ được sát nhập vào hạt tham biện Sài Gòn.
Tượng Hai Bà Trưng
Năm 1920, tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Ngày 10 tháng 10 năm 1965, tổng Long Vĩnh Hạ lại được tách khỏi quận Dĩ An, nhập trở lại quận Thủ Đức. Năm 1967 xã An Khánh được cắt khỏi quận Thủ Đức, nhập vào thành phố Sài Gòn và được thành lập quận 9 với hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Qua năm 1972 trên địa bàn Thủ Đức lại được lập thêm một xã mới là xã Phước Bình. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chính trongthành phố, quận Thủ Đức được gọi là huyện ngoại thành.
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 03-CP[4] thành lập quận 9 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, cộng thêm 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 nhân khẩu trích từ xã Phước Long, 891 ha diện tích tự nhiên và 13.493 nhân khẩu trích từ xã Hiệp Phú, 140 ha diện tích tự nhiên và dân số trên đây được chia làm 13 phường[3].

Kinh tế & Xã hội [sửa]

Đã qua 12 năm đô thị hóa nhưng dân cư quận 9 còn tương đối thấp so với các quận mới thành lập như Quận Bình Tân, Quận Tân Phú. Quận 9 có khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đang được xây dựng. Intel hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào quận, đã đầu tư vào đây với số tiền đăng kí ban đầu là 600 triệu Đôla Mỹ.

Liên kết ngoài [sửa]

  • Bản đồ Quận 9 TP HCM
  • Nghị định 03/CP năm 1997 thành lập các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Nhà Bè
  • TIN VĂN HÓA - XÃ HỘI14 Tháng Tư 2013 8:30:00 SA
    Quận 9 hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013
    Vừa qua, tại hội trường Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 9 tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013. Tham dự có đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Chuyện, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Thành phố; đồng chí Nguyễn Hữu Việt, Phó Chủ tịch UBND Quận, Chủ tịch Hội đồng NVQS Quận; Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể Quận, Hội đồng NVQS Quận và Hội đồng NVQS 13 phường; đại diện các gia đình quân nhân tiêu biểu.
    Đ/c Trương Văn Minh, Chỉ huy trưởng BCH Quận sự Quận,
    tặng giấy khen cho các đơn vị hoàn thành nhiện vụ
    Năm 2013, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của Quận ủy, UBND Quận, và sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể từ Quận đến 13 Phường, đặc biệt, cơ quan Quân sự đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo Quận, thực hiện tốt các bước theo quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Công tác giao nhận quân được đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định và đưa quân nhân đến các đơn vị bàn giao an toàn. Chỉ tiêu giao Quận đạt 100%  (175/175)  trong đó có 05 tân binh là đảng viên; chính sách hậu phương quân đội luôn được các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ Quận đến 13 phường quan tâm, dối với thanh niên mới nhập ngũ cũng như số quân nhân hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trở về địa phương được chăm lo chu đáo.


    Đồng chí Nguyễn Hữu Việt, Chủ tịch UBND Quận, Chủ tịch Hội đồng NVQS Quận
    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Việt, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng NVQS Quận đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013. Để đạt được những kết quả trên, đồng chí Nguyễn Hữu Việt, Chủ tịch UBND Quận đã chỉ rõ một số nguyên nhân và yêu cấu trong những năm tiếp theo cần phát huy:
    Thứ nhất, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đã được các cấp ủy đảng – chính quyền các phường quán triệt sâu rộng trong toàn đảng bộ và các tầng lớp nhân dân; đồng thời xác định đây là nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng để tập trung lãnh đạo thực hiện.
    Thứ hai, trách nhiệm của thành viên Hội đồng NVQS Quận được thể hiện rõ nét hơn so với những năm trước; thành viên Hội đồng NVQS Quận đã có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng NVQS Phường trong suốt quá trình thực hiện quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ từ khâu xét duyệt đến bình cử công khai, điều động khám sức khỏe, phát lệnh gọi nhập ngũ và tổ chức giao quân.
    Thứ ba, công tác tổ chức “Hội trại tòng quân”, đã được các ngành, các cấp; cũng như các thành viên có liên quan quán triệt và thực hiện tốt, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thường trực UBND Quận. Công tác chính sách hậu phương quân đội trong tuyển quân đã được Cấp ủy - chính quyền 13 phường thực hiện tốt, đã phát huy được vai trò của Mặt trận và các đoàn thể từ phường đến khu phố trong công tác vận động các nguồn lực xã hội để chăm lo, động viên tinh thần cho quân nhân xuất ngũ, thanh niên nhập ngũ và gia đình quân nhân đang tại ngũ gặp khó khăn… Nhìn chung với sự lãnh đạo sâu sát của Quận ủy, sự tập trung chỉ đạo của UBND Quận, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở, công tác tuyển quân năm 2013 đã hoàn thành đạt chỉ tiêu ở cả 2 cấp Quận và phường, chất lượng từng bước được nâng lên. Đồng chí đề nghị các ngành, các cấp mà trực tiếp là Hội đồng NVQS Quận và phường phải rút kinh nghiệm một cách thực chất, chú trọng nâng cao chất lượng tuyển quân nhằm góp phần xây dựng Quân đội nề nếp chính quy, vững mạnh toàn diện.
    Nhân dịp này, UBND Quận đã tặng giấy khen cho 23  tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013; tặng giấy khen cho 13  hộ gia đình thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự.

    Sinh viên bỏ bạc triệu buôn hoa ngày 20-10
    TPO – Tận dụng dịp lễ 20-10, nhiều sinh viên đã tranh thủ mua hoa, gói quà để bán. Có nhóm bạn sinh viên năm nhất đầu tư tới 9 triệu để buôn hoa

    Mặc dù mới học năm nhất nhưng nhóm bạn của Khánh (lớp K56 Xã hội học, ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội) đã rất đoàn kết để cùng lập kế hoạch chuẩn bị cho một trận “đập phá” tưng bừng với lớp.

    “Kinh doanh thì phải tính đến lợi nhuận. Song mới là sinh viên năm nhất nên chúng em làm thêm chỉ để tích lũy thêm kinh nghiệm sống, tiếp xúc với xã hội nhiều hơn.” – Khánh chia sẻ.

    Cũng theo Khánh, cả lớp em cùng huy động đóng góp lại được 9 triệu, trong đó mua hoa hết 7 triệu, các loại giấy gói và phụ kiện hết 1 triệu, 1 triệu còn lại dùng để chi vào các khoản ăn uống, bồi dưỡng.”

    Chủ yếu công việc giao cho khoảng 20 người phụ trách, chia ra đảm nhiệm các bộ phận: một nhóm đi mua hoa, đồ trang trí; nhóm khác đảm nhiệm công việc gói quà; nhóm đi bán hoa; nhóm lo hậu cần.

    Các địa điểm bán chính của nhóm phân bố ở các trường đại học, cao đẳng lân cận như: ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN (ĐHQG Hà Nội), ĐH Kiến Trúc, ĐH Thủy Lợi, ĐHQG Hà Nội. Tối qua, một bạn còn mang lên tận đường Thanh Niên (cạnh Hồ Tây) để bán, song không bán được bao nhiêu.

    Do thời còn ở quê (Hải Phòng) Khánh cũng từng phụ giúp bố mẹ buôn bán quần áo nên tân sinh viên này đã học hỏi được nhiều kỹ năng giao tiếp, buôn bán. Trước khi lập kế hoạch buôn hoa dịp 20-10, nhóm của Khánh đã đi tham khảo giá cả chung của thị trường hoa ở Hà Nội, đi mua hoa tận trên chợ Quảng Bá từ tờ mờ sáng rồi về gói thật cẩn thận, xinh xắn, sau đó phân công người đi bán.

    Từ 10h sáng hôm nay (19-10), nhóm mới chính thức bắt đầu triển khai đi bán hoa, lượng khách hàng vẫn còn khiêm tốn. Tại điểm trường Nhân Văn, đến 11h nhóm mới chỉ bán được hai bó hoa, mỗi bó giá 60.000đ và 90.000đ. Hai bạn Diệu Linh và Diệu An – bạn học cùng lớp với Khánh hào hứng cho biết, nhóm sẽ thay nhau trực để bán được nhiều hoa nhất có thể, sau đó sẽ dành số tiền đó tổ chức cho cả lớp cùng vui chơi, đón ngày 20-10 đầu tiên của đời sinh viên thật hoành tráng

    Thời điểm này hầu hết ở khu vực cổng chính các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội đều thấy bóng dáng của sinh viên kinh doanh hoa tươi. Có nhóm chỉ 4-5 bạn, nhóm 15- 20 bạn, nhưng tất cả đều mong muốn kiếm thêm được ít thu nhập, trang trải cho sinh hoạt hằng ngày.

    Đang trong thời gian chờ xin việc chỗ làm mới, Vinh – cựu sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã cùng với 4 em khóa sau góp vốn mua hoa về bán. Nhóm chủ yếu bán hoa hồng vì đối tượng chính hướng đến ở đây là các sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây Dựng và ĐH Bách khoa Hà Nội. Mỗi bó hồng nhỏ nhắn, xinh xắn có giá 50.000đ, phù hợp với túi tiền sinh viên. Bán lẻ mỗi bông giá 5 - 10.000đ.

    Theo Vinh, để tiết kiệm tối đa chi phí, nhóm chỉ bỏ ra 1 triệu lên chợ hoa Quảng Bá chọn mua các loại hoa hồng có giá 700đ đối với loại bé, 3000đ loại lớn. Về đây, nhóm bán giá gần gấp đôi. “Vẫn biết là sẽ lỗ nhưng đang thời gian rảnh rỗi nên mấy anh em cứ mua về bán. Mấy em đều là những sinh viên năng động nên phải tận dụng dịp này để kinh doanh.” – Vinh cho biết thêm

    Hoa tươi, quà tặng vắng khách

    Khảo sát chung trên thị trường hoa tươi ở Hà Nội, giá các loại hoa đều tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái. Trên các tuyến phố chuyên hoa tươi như Kim Mã, Nguyễn Khuyến, Lương Đình Của, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Chí Thanh,…hoa được bày bán phong phú về chủng loại. Hoa hồng bán lẻ từng bông có giá 15.000đ, bó hồng 20 bông nhỏ giá 200.000đ; Bó hoa địa lan giá 350-400.000đ; Lan Hồ Điệp giá 180-200.000đ; Hoa ly giá cũng tầm 200.000đ/bó.

    Các cửa hàng hoa lớn cũng mở thêm dịch vụ vận chuyển hoa tươi đến tận nhà. Chi phí vận chuyển khoảng 30 – 50.000đ trong khu vực nội thành. Theo nhận định chung của các chủ hàng hoa, giá hoa tăng lên do thời tiết thời gian vừa qua diễn biến bất thường, ảnh hưởng của mưa bão nên chi phí đầu tư vào phân bón, nhân công, phí vận chuyển,…cũng tăng theo.

    Tại các làng hoa Quảng Bá, Tây Tựu, thời điểm này chủ yếu chỉ có hoa hồng, hoa cúc, nhưng cũng rất khan hiếm vì đang mùa sửa cây. Các loại ly, hoa loa kèn, đồng tiền mới gieo trồng phục vụ Tết Nguyên Đán.

    Mùa đông năm nay đến muộn nên các sản phẩm quà tặng như gấu bông, áo ấm, mũ len, găng tay…vẫn “ế” khách. Giá cả nhìn chung không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm ngoái.