hoa tươi quận 7 , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại quan 7 q 7

Shop hoa tươi: 20-10, hoa tươi tăng giá, hiếm khách mua

    (Petrotimes) - Qua khảo sát, thị trường hoa tươi năm nay không nhộn nhịp như các ngày lễ khác. Mặc dù những shop hoa tươi đã có sự chuẩn bị từ khá sớm với nhiều mẫu hoa phong phú, nhưng không khí mua bán rất trầm lắng. Tuy nhiên, giá hoa năm nay khá “chát” so với mọi năm, mức tăng từ 20-30%, do nguồn cung thấp.

    Trước Ngày Phụ nữ Việt Nam 1, 2 ngày, các tuyến phố của Hà Nội: Kim Mã, Kim Liên, Giải Phóng, Láng … hoa tươi đã tràn ngập với nhiều kiểu bó, trang trí đẹp mắt khiến người mua dễ dàng chọn lựa. Tuy nhiên, theo nhiều chủ tiệm hoa, giá hoa năm nay khá đắt nhưng sức mua không cao do người tiêu dùng đang dần thắt chặt chi tiêu
    Theo chủ siêu thị hoa trên đường Yên Phụ cho biết, năm nay sức mua rất chậm, đến ngày 20/10 nhưng khách không hề tăng. Hiện khách tại siêu thị chủ yếu là khách quen, họ đặt hàng theo nhu cầu, giá tiền. Các mẫu hoa hoa tươi được thiết kế theo kiểu mới, hạn chế dùng nilon thay vào đó là các loại lá tự nhiên.
    Ngoài ra, một số kiểu được kết cầu kỳ với pha lê độc đáo. Do chủ yếu dùng hoa xuất khẩu, chất liệu trang trí mới nên giá dao động từ 2-5 triệu đồng, dành cho khách VIP, còn khách hàng bình dân giá dao động từ 150.000-700.000 đồng với những loại hoa như lan Hồ Điệp, ly, tuylip, hồng vanda.
    Bên cạnh mua hoa tại các shop, cửa hàng thiết kế cầu kỳ, giá cao, khá nhiều người chịu khó và tranh thủ đến chợ hoa Quảng Bá từ sáng sớm để mua hoa. Ngoài mục đích mua hoa giá rẻ, đa số là muốn tận hưởng bầu không khí của chợ hoa trong ngày 20/10. Vì thế, tại chợ hoa Quảng Bá không khí mua bán sôi động hơn so với các shop hoa. Do lượng người mua đông, nên giá các loại hoa tại chợ cũng tăng giá theo ngày.
    Vào cao điểm của ngày 20/10, một bông hoa ly nếu như năm trước chỉ nhập vào với giá 18.000 đồng thì năm nay tăng vọt lên 28.000 – 30.000 đồng; hoa địa lan từ 200.000 đồng tăng lên 260.000 – 280.000 đồng/cành; hoa hồng cũng được “hét” giá lên 5.000 – 7.000 đồng/bông. Ngoài ra, các loại hoa này cũng tăng giá từng ngày do lượng hàng khan hiếm bởi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.
    Chị Nguyễn Thanh Hương, khách hàng mua hoa trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) cho biết: “Năm nay mình mua một bó hoa Lan và Ly vào loại đẹp để tặng giáo viên của con trai, giá cũng chỉ dao động 250.000- 300.000 đồng/bó thôi, so với năm ngoái thấy giá cả vẫn vậy không có gì thay đổi”
    Ngoài mặt hàng hoa tươi, nhiều bạn trẻ tỏ ra khá thích thú với mặt hàng “hoa gấu bông”. Mỗi bó hoa gấu có mức giá dao động từ 80.000 đồng đến 200.000 đồng, tùy thuộc độ lớn và số gấu bông.
    Thay vì tặng hoa, nhiều khách hàng hướng tới những quà tặng thiết thực, có ý nghĩa hơn như mỹ phẩm, đồ dùng trong nhà … Anh Nguyễn Khánh Hưng (Lạc Long Quân, Cầu Giấy) chia sẻ: “Năm nào tặng hoa cho vợ rồi cũng bỏ đi, rất phí. Nên năm nay mình mua tặng vợ một bộ mỹ phẩm, vừa tiện ích lâu dài, lại có ý nghĩa”. Vì thế, nhiều khách hàng tặng hoa chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, có khách chỉ mua một bông hoa để tặng kèm với món quà của mình, thị trường hoa cũng vì thế mà không được sôi động như mọi năm.
    Chủ một tiệm hoa tại đường Láng cho biết, hoa năm nay ít được chú ý hơn, khách hàng chỉ mua những bó có kích thước và giá tiền vừa phải, nên chị cũng không dám cắm những bó quá đắt, chỉ khi có khách đặt tiền thì mới làm.
    Do nền kinh tế đang khó khăn, ảnh hưởng tới túi tiền của người tiêu dùng nên nhiều người tỏ ra khá “e dè” với hoa tươi, vốn được coi là mặt hàng khá xa xỉ trong dịp lễ 20/10 năm nay.
    Làm thế nào để có hoa tươi bốn mùa
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HOA TƯƠI 4 MÙA
    Một chủ đề mà BBT chuyên san gợi ý cho tôi rất hay và vô cùng rộng cả về kiến thức khoa học lẫn kinh nghiệm trồng trọt. Làm thế nào để có hoa tươi 4 mùa? Đó là mong muốn của lãnh đạo Tập đoàn. Đó là mục tiêu mà nhiệm vụ của tôi phải chinh phục cho bằng được.
    Làm thế nào để có hoa tươi 4 mùa? Là thách thức lớn đối với công việc của tôi, là điều tôi luôn trăn trở và tự đặt ra cho mình sẽ tiếp cận một cách nhanh nhất (chủ yếu về tài liệu khoa học kỹ thuật) và học hỏi những người đi trước.
    Với một thời gian rất ngắn (khoảng 3 tháng), tôi chỉ có thể thu thập tài liệu và nghe tư vấn từ chuyên gia chứ thật sự để đưa ra câu trả lời thì cần phải có quá trình trải nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế.
    Trong quá trình chăm sóc, muốn cho cây và hoa xanh tốt đã khó, cho hoa nở theo ý của mình càng khó và để duy trì đẹp và tươi 4 mùa lại càng khó hơn nữa. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố như: giữa truyền thống và hiện đại, giống cây, loại hoa theo mùa, thổ nhưỡng, nước, nhiệt độ, không khí, môi trường, phân và cách bón phân, cách nhận biết và diệt trừ sâu bệnh.... và yếu tố con người quyết định 90%. Người chăm sóc phải có hiểu biết, tâm huyết và coi đó là tài sản của riêng mình thì mới đạt được hiệu quả mong muốn.
    Để phân tích những tác động của các yếu tố trên (ngoài yếu tố con người) đối với từng loại cây và hoa thì phải cần rất nhiều thời gian và sức lực của nhiều người. Tuy nhiên tôi cũng xin được từng bước đưa ra ý kiến của riêng mình (một cách tổng quan) những gì tôi đã cập nhật được về các yếu tố. Để đáp ứng yêu cầu bạn đọc, tôi trình bày đề tài trên theo từng mục dưới đây.
    Phần thứ nhất: Muốn có hoa tươi 4 mùa, phân bón và cách bón phân cho từng loại cây có hoa cũng là một nghệ thuật tạo nên sự thành công.
    Có thể ai đó nghĩ rằng: phân và cách bón phân cũng không nên quan trọng hoá vấn đề, các cụ xưa có học hành gì đâu mà vẫn có hoa tươi, trái ngọt. Đúng như vậy, nhưng đối với ngày nay thì chưa đủ, bởi vì nó chịu ảnh hưởng rất xấu từ môi trường xung quanh và nếu không áp dụng khoa học kỹ thuật thì sẽ mất rất nhiều công và nhận được sản phẩm không mong muốn. Khoa học hiện đại ngày nay chỉ cho ta thấy rằng: Cần phải bón phân đúng cách và đúng liều lượng. Có thể bón phân qua nhiều cách như bón qua lá, bón qua thân, bón qua gốc. Có nhiều loại cây, hoa người ta thấy rằng bón phân qua lá là hiệu quả cao nhất. Ví dụ như cây hoa Đào (khi mà cây đã sống khoẻ). Trước đó phải phân tích thật kỹ qua lá xem cây đang thiếu chất gì để có sự bổ xung cần thiết và kịp thời chất dinh dưỡng. Cũng phải hiểu loại phân nào có các nguyên tố dinh dưỡng cho cây và hoa như các nguyên tố đa lượng và vi lượng.
    Qua bài viết này, tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều lời góp ý kiến quý báu của toàn cộng đồng Việt Tiên Sơn để tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

    Giới thiệu đôi nét về Quận 7
    Lễ Công Bố Thành Lập Quận 7
    Theo nghị định 03/CP của chính phủ, ngày 01/04/1997 từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn Nhà Bè, Quận 7 đã hình thành với diện tích tự nhiên là 3.576 ha trong đó đất chuyên dùng và xây dựng chiếm 1.171,34 ha, đất nông nghiệp là 1.368,9 ha, phần còn lại là diện tích sông, kênh rạch. Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn rất thiếu thốn, không thuận tiện cho việc đi lại, đặc biệt các trục đường chính phục vụ cho khu quy họach công nghiệp chưa được nâng cấp, thế độc đạo của Cầu Tân Thuận và tuyến đường Huỳnh Tấn Phát nên chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư, từ đó một số dự án có diện tích khá lớn đã được các cấp thẩm quyền giao đất nhưng các đơn vị vẫn chưa triển khai đầu tư xây dưng.
    Đảng bộ Quận 7 đã xác định, để làm tiền đề cho tiến trình đô thị hóa, với cơ cấu kinh tế là Thương mại – Dịch vụ, Công nghhiệp – Tiểu thủ công nghiệp cho chặng đường khởi đầu đến năm 2020 và chia ra từng giai đoạn để từ đó đề ra nhiều gải pháp thực hiện, bên cạnh việc chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và ưu tiên việc nâng cao trình độ dân trí qua việc giáo dục kiến thức văn hóa xã hội, đào tạo nghề nghiệp phù hợp cuộc sống sản xuất công nghiệp và các hoạt động thương mại dịch vụ vốn là nội dung chính trong quá trình xuyên suốt chặng đường xây dựng Quận 7.
    Nhìn lại, trong 05 năm qua, Quận đã tập trung đầu tư để xây dựng và trang bị cho các nghành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… và quá đó đã đáp ứng được nhu cầu học tập và hưởng thụ ngày càng tăng của nhân dân địa phương về văn hóa – xã hội (đầu tư cho Giáo dục là 56.536,763 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,965% trên tổng vốn đầu tư, Y tế là 12.708,476 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,736%, văn hóa  - TDTT là 11.645,860 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,172%) qua đó đã nâng trình độ dân trí bình quân lên lớp 7, đã phổ cập trung học cơ sở 8/10 phường; nhà tình nghĩa, 209 tình thương và chống dột 249 căn; giải quyết việc làm cho hơn 44.50 lao động, 522 hộ làm ăn có hiệu quả ra khỏi chương trình xóa đói giảm nghèo, đời sống từng bước được cải thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng chu đáo hơn. Hệ thống y tế từ quận đến phường từng bước được hoàn được hoàn chỉnh, 10 trạm y tế phường đều có Bác sỹ.
    Quận đã tập trung lãnh đạo và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch để đảm bảo ổn định chính trị, đấu tranh có hiệu quả chống các loại tội phạm, từng bước giữ vững trật tự xã hội, nâng cao kỹ cương pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế xã hội của quận phát triển.
    Quận thu trên 220 tỷ tiền thuế, đầu tư 18,34 tỷ đồng để thực hiện 105 hạng mục duy tu đường hẻm nhằm nâng cao điều kiện sống cho nhân dân. Được sự hỗ trợ của Thành phố để tiến hành đầu tư nâng cấp các tuyến trọng điểm. Cuối năm 2001 đã đồng loạt khởi công 05 tuyến đường trên địa bàn Quận với tổng vốn đầu tư là 104 tỷ đồng, trong đó 02 tuyến Bình Thung – Phú Mỹ và Phú Thuận là nhằm phục vụ cho khu quy hoạch công nghiệp Phú Mỹ đây là điều kiện hết sức cơ bản cho việc phát triển khu vực này, bởi vì cùng với việc đầu tư nâng cấp đường hiện hữu và nối kết với khu vực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống cấp điện, cấp thoát nước; cầu Kênh Tẻ nối Quận 4, Quận 1 với Quận 7 và Huyện Nhà Bè đã khởi công, công tác hiệp thương, đền bù giải tỏa công trình đường Bắc Nam cũnh đã được tiến hành hết sức khẩn trương nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường trọng yếu nàỵ Để tiến hành đô thị hóa nhanh về phía Nam các cầu phụ cận như Nhị Thiên Đường 2, Nguyễn Tri Phương, cầu Nguyễn Văn Cừ… đang và sẽ thi công. Riêng cầu Tân Thuân 2 theo phương thức BOT, dự kiến công trình sẽ khởi công trong năm 2002 để phục vụ cho cụm Cảng, khu công nghiệp Tân Thuện; tránh ách tắc lưu thông trong nội thành. Đặc bịêt Thành phố đã có phương án xây dựng Cầu Phú Mỹ, nối Quận 7 với bán đảo Thủ Thiêm, nối liền với đại lộ Nguyễn Văn Linh sẽ trở thành con đường trọng yếu cho việc thông thương hành hóa từ đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc.
    Tình hình đầu tư bằnh nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn Quận cũng hết sức sôi động. Ngoài Khu Chế xuất Tân Thuận Quận đã thu hút 114 dự án, giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động; khu nhà ở cao cấp Phú Mỹ Hưng, là một điển hình cho những công trình phát triển đô thị tầm cở đang được triển khai ở Châu Á và Đông Nam Á; trong đó hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống viễn thông và văn hóa, giáo dục hoàn chỉnh với các trường học Nhât Bản, Dân lập Nam Sài Gòn, Hàn Quốc, Trường Đài Bắc và trường hướng nghiệp Top Globis, bệnh viện Quốc Tế và khu Đại học RMIT… các dự án đầu tư xây dựng các căn hộ cao cấp, các công trình phụ trợ trong khu đô thi Nam Sài Gòn. Trong 05 năm, Quận đã thỏa thuận địa điểm đầu tư cho 95 dự án với diện tích là 263,22 hạ Các dự án xây dựng khu dân cư quy mô lớn được cấp thẩm quyền giao đất đã bắt đầu triển khai hiệp thương đền bù giải tỏa và đầu tư xây dựng; đối với các đơn vị đầu tư sản xuất kinh doanh, bên cạnh một số đơn vị đã hoàn tất công tác đầu tư – xây dựng và đi vào hoạt động mà điển hình là Công ty TNHH Khải Vy với gần 1.000 lao động làm hàng xuất khẩu sang Mỹ, một số lớn các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho bãi được thỏa thuận địa điểm trong các năm trước cũng đã hoản tất các thủ tục về đất đai và chuẩn bị để triển khai đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động trong năm 2002.
    Trong 5 năm qua, Ủy ban nhan dân Quận cũng đã xúc tiến làm việc một bước với các nhà đầu tư để kêu gọi đầu tư xây dựng một số nhà cao tầng kết hợp giữa hoạt động thương mại, siêu thị và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, trên địa bàn Quận còn một số các công trình văn hóa – thể dục thể thao lớn như khu công viên Mũi đèn đỏ quy mô 60 ha, khu thể dục thể thao tại Phường Bình Thuận quy mô 10 ha, sân vân động Quận quy mô 11 ha và các công trình thương mại, siêu thị, cơ sở giáo dục – văn hóa – TDTT trong các khu dân cư mới hình thành đang cần sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với thới gian 5 năm, tình hình đầu tư trên địa bàn đã có những bước chuyển lớn. Bên cạnh việc các chính sách về ưu đãi đầu tư của Nhà nước ngày càng nhiều và theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của Doanh nghiêp; hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Quận được nâng cấp sẽ tạo cơ sở hết sức quan trọng cho việc thu hút và triển khai đầu tư trong năm 2002 và những năm tiếp theo. Việc triển khai hàng loạt các dự án nhà ở vào những tháng cuối năm 2001 và các dự án đầu tư vào cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ triển khai trong năm 2002 là tiền đề cho việc thu hút dân cư, phát triển sản xuất – kinh doanh thương mại.
    ĐÌNH TÂN QUY ĐÔNG
    MỘT ĐỊA ĐIỂM XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC XẾP HẠNG DI TÍCH VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ
    Tổng thể Ngôi Đình Tân Quy Đông nhìn từ ngoài vào
    Đình Tân Quy Đông nằm trên địa bàn phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, đây là ngôi đình có lịch sử trên 100 năm.
    Năm 1852, để ghi nhớ công lao của người đã khai phá, khẩn hoang vùng đất này, vua nhà Nguyễn là Tự Đức đã phong sắc ”Thần” với tên của Thần là “Thành Hoàng Bổn Cảnh Chính trực Đôn Ngư”
    Ngôi Đình được xây dựng để thờ cúng vị thần này kể từ khi có sắc phong của Vua cho đến naỵTrãi qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi Đình đã bị hư hại rất nghiêm trọng, qua nhiều lần sửa chữa đến nay ngôi Đình chỉ còn lại phần chính điện là được giữ lại hầu như toàn vẹn, còn những phần khác đã thay đổi rất nhiềụ Hiện nay nơi này đã bị xuống cấp nghiêm trọng cần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền để có thể phục hồi và bảo tồn một địa điểm lưu giữ nét văn hóa cổ truyền.
    Ngôi Đình toạ lạc ở vị trí rất đẹp, nằm trên bán đảo bên bờ rạch Ông Kích, khuôn viên của Đình có tổng diện tích là 3600 m2. Nó biệt lập với khu dân cư, muốn vào Đình phải đi qua cây cầu dài khoảng 100 m, trước đây được dựng bằng gỗ đi vào Đình rất khó khăn, nhưng từ năm 2000 , nhờ sự đóng góp của nhân dân cây cầu được xây dựng kiên cố bằng xi măng giúp việc vào Đình được dễ dàng hơn.
    Cổng vào Đình
    Theo lời kể của ông Chín Hòn, một cao niên ở gần Đình và cũng là thành viên trong Ban Tế Tự của Đình, thì trước đây ngôi Đình có cấu trúc là nhà 3 gian,bằng gỗ, mái lợp ngói, phần gian giữa là Chính điện nên có phần mái cao hơn. Nhưng hiện nay, chỉ duy nhất phần Chính điện là tương đối nguyên vẹn còn những phần khác đã có nhiều thay đổị
    Hiện nay, ngôi Đình gồm 3 khu chính, đó là:
    -Phần Võ Ca
    -Phần Chính Điện
    -Phần nhà Hậu Hiền
    Phía sau ngôi Đình là nghĩa trang nhỏ, nơi yên nghĩ của những người đã từng sống trong Đình để coi sóc ngôi Đình từ xưa cho đến nay.
    Ngoài ra hai bên Đình còn có hai gian nhà phục vụ việc tiếp khách, khu vực nhà kho và bếp.
    *Phần Võ Ca:
    Năm 1955, phần Võ Ca bị Đảng phái Bình Xuyên giỡ bỏ để lấy gỗ làm nhà ở phục vụ cho bọn chúng. Năm 1959, được trùng tu lạị Đến 1996 được làm lại và giữ nguyên cho đến nay.
    Phần Võ Ca được làm lại mô phỏng theo cấu trúc ngày xưa, có chiều dài là 18,2 m, chiều ngang là 11 m, được nâng đỡ bởi bốn cột đúc bằng ximăng trên thân cột có ghi câu đối, mái lợp bằng tôn, tường bao bằng gạch.Gồm 2 phần:
    - Phần sân khấu: là nơi diễn ra những vở tuổng hát dâng cúng cho Thần và phục vụ nhân dân trong Lễ cúng Kỳ Yên
    - Phần khoảng trống còn lại, tiếp giáp với Chính điện là nơi diễn ra những lễ tế trong các lễ cúng Thần.
    *Phần Chính Điện:
    Đây là phần quan trọng nhất của ngôi Đình, người dân ở đây qua bao đời đã ra sức bảo vệ nó qua những biến cố của lịch sử.
    Phần Chính Điện
    Phần Chính Điện nằm ở trung tâm ngôi Đình, có chiểu dài 07 m, chiều ngang 10,58 m. Hiện nay vẫn còn giữ được cấu trúc nguyên bản ngày xưa, là kiểu nhà một gian hai chái, được dựng theo kiểu tứ trụ gồm 4 cột chính rồi phát triển ra xung quanh( 4 cột chính bằng gỗ, mỗi cột có chiều cao 4,7 m, đường kính khoảng 0.3 m,trên cột có vẽ hình rồng), mái lợp ngói,các xà kẻ gỗ ở tường hồi có thanh kẻ chéo góc.
    Trên bờ nóc gắn tượng lưỡng long tranh châụ Nhưng phần vách bao xung quanh thì không còn như ngày xưa và đã được thay bằng gạch.
    Nơi trang nghiêm nhất trong Chính điện đặt bàn thờ Thần Thành Hoàng. Ở giữa bàn thờ là bài vị Thần (là chữ Thần viết bằng chữ Nho) đặt trên hương án nằm ở vị trí trung tâm trong Chính điện.
    Phía trên bài vị, đặt sắc phong Thần của vuăđây chỉ đặt bản sao chép nguyên mẫu để thờ cúng, còn bản gốc được cất giữ nơi khác chỉ vào những dịp lễ cúng Thẩn mới làm lễ thỉnh sắc Thần vào Đình).
    Sắc thần là tờ giấy dày có chiều dài 1,2 m và chiều ngang 0,6 m, trên nền in chìm hình con rồng ẩn trong mây, có 08 hàng dọc chép chữ Nho từ phải sang trái, dòng cuối cùng đề niên hiệu triều vua có đóng ấn vua hình vuông.
    Đứng chầu hai bên bàn thờ Thần là cặp chim Hạc và cặp ngựa làm bẳng gỗ.
    Ngoài ra trong Chính điện còn có 4 bàn thờ chi vị( là những người giúp đỡ công việc cho Thần)
    Trước bàn thờ Thần là bàn thờ Hội Đồng, hai bên đặt cặp lục bộ, cặp Hạc bằng ximăng.
    Theo lời của những người lớn tuổi ở đây xác nhận, hiện nay những hiện vật trong Đình còn giữ lại từ khi xây dựng Đình cho đến nay (có nghĩa là có niên đại trên 100 năm ) gồm:
    Cái Mõ bằng gỗ (một trong những hiện vật còn lưu giữ lại trong Đình
    -Bài vị thần
    -Sắc phong thần của vua Tự Đức
    -Cặp Hạc gỗ
    -Cặp lục bộ( gồm 12 cây)
    -Bộ tứ trụ nâng đỡ Chính điện,
    -01 cái mõ bằng gỗ.
    *Phần phía sau Chính điện được gọi là nhà Hậu hiền có chiều ngang 10,85 m, chiều dài 7,5 m. Nơi đây đặt bàn thờ hậu hiền.
    Phía sau ngôi Đình là nghĩa trang nhỏ, nơi chôn cất những người đã từng ở trong Đình để trông coi Đình. Theo những người già ở đây thì họ cũng không còn nhớ chính xác ngôi mộ đầu tiên có từ khi nào nữạ Và đến năm 1995 thì nghĩa trang không còn được phép chôn cất thêm nữạ Đến nay hiện ở nghĩa trang này có 65 ngôi mộ.
    Ngoài ra, bên phải Đình có bàn thờ ông Thần Nông.
    Hằng năm ở Đình Tân Quy Đông có 03 lễ cúng lớn:
    -Thứ nhất là lễ Cúng Kỳ Yên, diễn ra vào 03 ngày 15, 16, 17 tháng 2 Âm lịch.
    -Thứ hai là lễ cúng Hạ điền vào ngày 16 tháng 5 Âm lịch
    -Thứ ba là lễ cúng Cầu bông vào ngày 16 tháng 10 Âm lịch.
    Hiện nay việc quản lý Đình được giao cho ban tế tự. Ban tế tự gồm có 01 trưởng ban và 03 phó ban. Và có các ban như: Ban nghi lễ; Ban tiếp tân; Ban trật tự; Ban kế toán; Ban hậu cần.
    Cho đến hôm nay, người dân ở trong vùng cũng như vùng lân cận vẫn tin tưởng rằng Thần Thành Hoàng được thờ ở Đình Tân Quy Đông chính là người bảo vệ cho vùng đất của họ, bảo vệ và phù trợ cho công việc làm ăn của họ.Trong tâm thức của người dân không bao giờ có thể quên được vị Thần, người đã có công khai hoang lập ấp, giúp họ có cuộc sống ổn định. Chính vì vậy, năm nào cũng vậy, vào những ngày lễ cúng ở Đình bà con về dự lễ rất đông. Một mặt họ tỏ lòng mang ơn công lao của vị Thần ở đây,mặt khác họ cầu khẩn cho quốc thái dân an, công việc làm ăn thuận lợi, gia đình bình an, cuộc sống ổn định.
    Ngày nay nhịp sống càng ngày càng hiện đại thì sự bảo tồn những gía trị truyền thống của các thế hệ đi trước lưu truyền lại là rất quan trọng. Và Đình Tân Quy Đông là một nơi như vậỵ