Kinh doanh shop hoa tươi
Kinh doanh shop hoa tươi- thế mạnh của phái đẹp |
10:36', 15/12/ 2007 (GMT+7) |
Phụ nữ vốn được thiên phú cho sự khéo léo, mềm mại, người như hoa và hoa cũng như người, nên cũng không ngoa khi nói rằng kinh doanh hoa tươi là độc quyền của chị em, ít nhất là ở tại thành phố Quy Nhơn này… * Nhu cầu ngày càng tăng Chị Phương Loan, chủ shop hoa Phương Loan ở đường Phan Bội Châu theo nghề của mẹ đã 21 năm tròn, nhớ lại: “Má tôi bán hoa tươi trước cổng chợ Lớn Quy Nhơn, tôi phụ, rồi thành nghề của mình luôn. Thời ấy, chỉ quanh đi quẩn lại các loại vạn thọ, huệ, hồng, lay ơn… đơn điệu cả màu sắc và chủng loại, chứ đâu phong phú như bây giờ”. Đời sống ngày càng khá lên, ngành kinh doanh hoa tươi cũng ngày phát triển theo nhu cầu ngày một đa dạng của người dân, từ trong sinh hoạt thường ngày đến cưới hỏi, ma chay, lễ tết, khánh thành. Hiện nay thành phố Quy Nhơn có khoảng 20 shop hoa tươi nằm ở các phố chính như Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Tăng Bạt Hổ, chưa kể đến những hàng hoa ở chợ hoặc những shop hoa di động mang đậm chất sinh viên vào các ngày lễ trong năm. Trong những ngày tiết trời hơi se lạnh giữa cuối tháng 12 này, tại shop hoa nhỏ mang tên Tulip ở đường Trần Hưng Đạo vẫn bày bán những búp sen hồng. Chủ tiệm đã cất công vào Sài Gòn để mua chúng cùng với những phụ kiện, nguyên vật liệu đi kèm khác để chăm chút cho shop hoa mới mở của mình. “Trước tôi làm nghề khác nhưng đau ốm nên đành bỏ. Những ngày nằm trong Bệnh viện Ung bướu ở TP Hồ Chí Minh, vì không cam lòng ngồi bi quan, tôi đi học cắm hoa. Càng học càng mê. Về quê, tôi quyết định mở shop hoa này”- chị Thanh Hương, chủ tiệm, nói trong lúc vẫn nhanh tay kết những bó hoa cuối cùng kịp cho buổi biểu diễn thời trang tối. Ngoài kết hoa cưới, chị còn tự làm các bức tranh, trang trí những bình hoa khô, làm lồng đèn và giỏ xách bằng chất liệu bố theo yêu cầu của khách vì có thế mới mong thu hút được khách hàng. Các chủ shop hoa cho biết, nếu chỉ kinh doanh hoa tươi thì vốn đầu tư không nhiều, chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Nghề này có thể “một vốn bốn lời” vào những dịp lễ, tết nhưng cũng có khi lại lỗ đậm vì không có khái niệm tồn đọng. Ế là ra sọt rác. Một chủ shop hoa nhỏ trên đường Phan Bội Châu tâm sự: “Hoa chưng ít, khách ngại vào mua sợ không có hoa đẹp. Mình mua nhiều lại sợ ôm hàng, lắm khi một nửa số hoa mua phải đem bỏ”. Bởi thế họ đều phải kinh doanh đa trong một, bán cả hoa tươi lẫn hoa giả, các “phụ kiện” đi kèm với hoa đám tang hoặc kiêm thêm dịch vụ cho thuê cổng hoa cưới. Các nguyên phụ liệu đi kèm như lẵng mây, lẵng tre, các loại dây bó đủ màu sắc, hạt bẹt, kim tuyến trang trí chủ yếu lấy hàng từ thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre. Ở Quy Nhơn cũng có một số nơi cung cấp giỏ mây, lẵng tre nhưng chất lượng, mẫu mã không đẹp. Tùy theo “thực lực” mà vốn đầu tư từ chục triệu lên đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi shop. Hoa ở Quy Nhơn chủ yếu lấy nguồn từ các nhà vườn và Công ty Hasfarm ở Đà Lạt. Để chủ động về nguồn hoa, các shop hoa lớn ở Quy Nhơn còn ký hợp đồng với các nhà vườn ở Đà Lạt cung cấp cho mình. * Cạnh tranh trong nghề: chuyện không dễ Ái Như (thị trấn Ngô Mây, Phù Cát) sau một thời gian học việc ở Quy Nhơn trở về quê dự định mở tiệm kinh doanh hoa tươi. “Hiện nay em đang làm quen với các tiệm uốn tóc cô dâu, các cơ quan địa phương mời họ đặt hoa hoặc giới thiệu khách giúp. Nhiều lúc mình chấp nhận hầu như làm không công. Không ngại chi phí đầu tư, chỉ sợ không có khách hàng”- Như tâm sự. Tâm sự của Như cũng chính là nỗi niềm chung của các shop hoa sinh sau đẻ muộn: muốn tồn tại và phát triển họ phải năng động, biết ngoại giao để kéo khách hàng đến với tiệm nhưng rất khó vì hầu hết các shop hoa đều đã có khách quen của mình. Cho đến nay, những chủ shop hoa tươi ở Quy Nhơn vẫn kháo nhau sự kiện một “đại gia” ở đất Quy Nhơn đã thuê một dàn thợ từ thành phố Hồ Chí Minh về kết hoa cưới. Nghe đâu, chi phí tốn kém khoảng 60 triệu đồng, chưa kể đến phần hoa đặt làm tại Quy Nhơn. “Có những mối sộp như thế, lo gì hoa ế và chẳng mấy chốc thì giàu”- họ nói. Hiện nay, trong khi nhiều shop hoa nhỏ vẫn trong tình trạng “đắt một nửa, ế một nửa” thì vẫn có tiệm làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Chị Phòng Gia Lợi, chủ Trung tâm kết hoa Hương Lợi cho biết, chị có 5 thợ chính cắm hoa và khoảng chục thợ phụ việc nhưng vẫn không đủ phục vụ khách hàng chủ yếu là các đơn vị, doanh nghiệp. “Làm nghề này tưởng nhàn, nhưng thực ra rất vất vả. Công việc soạn, cắt cành, tỉa hoa, bấm nơ, cắm hoa…. đòi hỏi phải chịu khó, tỉ mẩn. Không chịu khó “cày” thì khó mà thành công”- chị nói. Nhưng trong nghề này- như các chủ shop hoa đã nhận định- chỉ “chịu cày” không thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là phải có “duyên” bán hàng. Đó là cách biết thu hút khách hàng về với mình bằng cách tạo ra “mối”, nhất là ở những đơn vị, doanh nghiệp, các tiệm uốn tóc, trang điểm cô dâu nhờ giới thiệu. Muốn được như vậy, phải biết cách “chào hàng” bằng các lẵng hoa đẹp, độc đáo giá cả phải chăng, thậm chí còn rẻ hơn để lấy “mối”, giữ “mối”. Và quan trọng hơn cả là phải biết tạo ra những lẵng hoa, bó hoa cưới thật đẹp mắt, có tính nghệ thuật cao. Điều đó chủ tiệm nào cũng biết- nhưng không dễ gì làm được bởi nghề này đòi hỏi có khiếu thẩm mỹ. “Những năm gần đây, nhu cầu chơi hoa của dân Quy Nhơn càng đa dạng và nâng cao. Với những khách sộp, họ miễn quan tâm về giá cả, thậm chí chịu chi cả triệu đồng cho một lẵng hoa, miễn sao hoa cắm phải thật độc đáo, ấn tượng”- chị Lợi cho biết. |
Kinh doanh hoa tươi
Chuẩn bị kỹ năng
Mấy năm trước, khi còn là nhân viên hành chính của một công ty kinh doanh địa ốc, tôi đã thích cắm hoa. Nhờ ham thích bộ môn nghệ thuật này, tôi thường xuyên sưu tầm tài liệu cắm và dưỡng hoa trong và ngoài nước, tham dự các cuộc thi cắm hoa cấp phường, ở công ty... Sau khi đoạt giải ở công ty, tôi bỗng dưng có thêm "nghề"" cắm hoa, bó hoa cho sếp và đồng nghiệp vào mỗi dịp sinh nhật, đám cưới... của họ. Khi đó, tôi đã tự hỏi: ""Tại sao mình không thử mở dịch vụ cắm hoa?"".
Thuê mặt bằng, tìm nguồn cung ứng
Với 20 triệu đồng trong tay, tôi đã tính rất kỹ các khoản phải chỉ để có một shop hoa tươi do mình làm chủ. Trong đó, 8 triệu đồng để thuê, đặt cọc mặt bằng (2,2 triệu đồng/tháng cho 12 m2). Khoản tiền còn lại để mua nguyên vật liệu (giấy bóng kiếng, ruybăng, nơ, sơn, bình bông, lẵng hoa...) và đặt thợ làm khung sắt trưng bày hoa. Quan trọng nhất là tìm được nguồn cung ứng hoa trực tiếp, có giá hợp lý và có đủ hàng vào các dịp cao điểm. Hiện tôi đặt hoa qua một công ty kinh doanh hoa có nhà vườn tại Đà Lạt, giao hoa tại shop vào mỗi sáng sớm. Khi khách yêu cầu một số loại hoa đặc biệt, tôi tìm đến các vườn hoa tại đường Trần Phú (Q.5), Thủ Đức...
Tận tình phục vụ
Vì shop của riêng mình, tôi vừa là chủ, vừa là nhân viên bán. Công việc mỗi ngày khá tất bật: 7 giờ sáng, shop đã phải tươm tất với những bó hoa, giỏ hoa rạng rỡ, bắt mắt. Những giỏ, bình hoa được bó, cắm sẵn trong shop phải được liên tục đổi kiểu mỗi ngày, thậm chí 2 lần/ngày. Cái khó là shop phải thể hiện được style (phong cách) cắm hoa độc đáo, hiện đại, phục vụ theo đúng ""gu"" mà khách muốn: trang nhã hay nhiều màu sắc rực rỡ, cầu kỳ hoặc giản dị... Đau đầu nhất là vào những ngày cao điểm: 14-2, 8-3, cuối tuần, khách đông, yêu cầu gấp gáp, mình phải đáp ứng hết mức có thể để giữ chân khách. Vào những lúc đó, tôi phải kiếm người phụ việc thời vụ, kể cả việc nhờ những bác xe ôm gần shop đi giao hoa cho khách. Tôi không ngại nhận những yêu cầu giao hoa tại các quận vùng ven, ngoại thành, thậm chí sẵn sàng phục vụ cho những người mang hoa đến nhờ cắm, vì làm dịch vụ này rất cần ""tiếng lành đồn xa"".
Không ngừng sáng tạo
Làm shop hoa mà không sáng tạo kiểu dáng cắm, bó hoa, bạn sẽ khiến những khách hàng thân quen thấy chán. Cũng bấy nhiêu bông hồng, ly ly, cúc trắng trong một bình hoa, nhưng nếu chịu mày mò, bạn có thể cắm được nhiều kiểu khác nhau, ""hợp nhãn"" người đang yêu, người cao tuổi... Tôi đã có một vài vị khách nam giới khá đặc biệt: dành l - 2 triệu đồng/tháng để đặt hoa hằng tuần tặng người yêu. Mỗi lần giao hoa theo đơn đặt hàng này, tôi phải gây bất ngờ cho người được tặng: Khi thì hoa được cắm trong nồi đất, lúc lại được cắm trong nón lá, giỏ cói, quang gánh nhỏ... Từ những góp ý, gợi mở của khách, mình có thể điều chỉnh hướng cắm, bó hoa, sao cho sản phẩm ""đời"" nhất.
Kinh doanh dịch vụ ""ăn theo""
Để có thể phát triển, kiếm thêm lợi nhuận, shop hoa tươi cần theo hướng ""không chỉ có hoa tươi, mà còn cung ứng cả dịch vụ gói, giao quà tặng, kết hoa cưới, hoa bài trí sân khấu, tiếp tân cho công ty...". Đặc biệt, tôi còn tận dụng một số bông hoa hết tươi để chế biến thành hoa khô. Hoa khô sẽ được kết hợp với dây thừng, giấy, ruy băng, keo, son, kim tuyến... để làm thiệp thủ công, bày bán thêm cho khách. Những sản phẩm, dịch vụ ""ăn theo"" trên sẽ làm cho shop của mình thêm phong phú, khách không phải mất công tìm đến nhiều khi cần. Tất nhiên, để cung ứng tốt những dịch vụ đó và được khách tín nhiệm, bạn sẽ phải bỏ công rất nhiều, vì ""nghề chơi cũng lắm công phu".
Vùng đất Khánh Hội xưa tức Quận 4 ngày nay được hình thành bởi các khu vực Khánh Hội, Vĩnh Hội, Cây Bàng, Xóm Chiếu, cù lao Nguyễn Kiệu từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, lập phủ Gia Định (1693-1698). Vùng đất này trước đây có nhiều tên gọi như: Tam Hội, Khánh Hội, Khánh Hoà, Khánh Bình, Bình Ý, Tân Vĩnh, Vĩnh Khánh … thuộc tổng Dương Hoà, huyện Tân Bình. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, Quận 4 được biết đến bởi những tên địa danh như Xóm Chiếu, Khánh Hội (đây là những tên gọi quen thuộc của người dân Sài Gòn - Gia Định khi nói đến vùng đất Quận 4). Địa danh Quận 4 được dùng từ năm 1959 suốt cho đến ngày nay.
Quận 4 được tạo bởi ba mặt sông là: sông Sài Gòn (dài 2.300 m) về phía Đông bắc, tiếp giáp Quận 2; rạch Bến Nghé (dài 3.250 m) về phía Tây bắc, tiếp giáp Quận 5; kênh Tẻ (dài 4.400 m), tiếp giáp Quận 7. Diện tích Quận 4 ngày nay gần 4,2 km2, được tổ chức gồm 15 phường từ Phường 1 đến Phường 18 (trong đó 3 phường đã được sáp nhập lại trong quá trình quy hoạch không còn địa danh là Phường 7; 11 và 17). Dân số Quận 4 hiện nay gần 200.000 người; có 95,43% người Việt, 3,9% người Hoa và còn lại một số rất ít là người dân tộc Khơme, Chăm, Ấn đang sinh sống trên địa bàn.
Đến thăm Quận 4 hôm nay, khách tham quan sẽ dễ nhận ra sự đổi thay bộ mặt đô thị Quận 4. Nếu như lúc trước vùng đất cù lao Khánh Hội nằm trong thế cô lập thì giờ đây đã thông thương sang các khu trung tâm thành phố và các quận lân cận như Quận 1, Quận 5, Quận 7, Quận 8 bởi chính những cây cầu hiện đại mới xây dựng. Những thành tựu nổi bật về chỉnh trang kiến thiết đô thị đã tạo nên một diện mạo mới cho Quận 4. Những cây cầu Calmette, Ông Lãnh, Nguyễn Văn Cừ với dáng vấp hiện đại đang uốn lượn bắt qua rạch Bến Nghé tạo không gian gần gũi hơn, làm tăng thêm vẻ mỹ quan và mở rộng góc nhìn từ vùng đất Quận 4 sang Quận 1, Quận 5, Quận 8 những khu đô thị trung tâm của thành phố. Nhìn về hướng Đông bắc, cầu Khánh Hội cạnh Bến Nhà Rồng đang vươn mình sang khu vực phường Bến Nghé, phường Bến Thành - Quận 1, sẵn sàng đưa khách tham quan đến khu thương mại, tài chính sầm uất nhất thành phố từ trước đến nay. Cầu Kênh Tẻ sánh cùng cầu Tân Thuận 1 và 2 nối liền Quận 4 với khu vực phía Nam, sang Quận 7 và huyện Nhà Bè, đã sớm đưa đường Khánh Hội và Nguyễn Tất Thành Quận 4 trở thành trục lộ chính liên thông các khu vực lân cận. Nhiều con đường nhỏ hẹp trước đây được mở rộng hoặc nối dài hơn như đường Hoàng Diệu, Bến Vân Đồn, nhiều con đường mới được xây dựng như đường Khánh Hội, Tân Vĩnh, đường 41, đường 48, đường Phường 1,.. đã góp phần phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đô thị, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường sự giao lưu giữa các khu vực dân cư.
Trên những con đường ấy, nhiều chung cư cao tầng, tòa nhà cao ốc văn phòng mọc lên sánh cùng những tòa nhà chót vót thuộc khu trung tâm của thành phố. Từ những thành tựu mang tính đòn bẫy là chỉnh trang kiến thiết đô thị, kinh tế Quận 4 những năm qua đang chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, chủ yếu là phát triển các ngành dịch vụ thương mại; tỷ trọng dịch vụ thương mại trong cơ cấu kinh tế quận chiếm 70%. Khoác trên mình những cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện đại, Quận 4 đã thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều đơn vị kinh tế tài chính, ngân hàng về với Quận 4 phục vụ nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân địa phương. Đồng thời nhờ đẩy mạnh chỉnh trang kiến thiết đô thị mà các khu vực trọng điểm ô nhiễm môi sinh, môi trường đã được giải quyết khá căn cơ.
Phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá đã phát huy tác dụng tích cực đến đời sống người dân trong cộng đồng dân cư. Ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ địa phương được phát huy thông qua việc khơi dậy truyền thống yêu nước, nhân ái, đoàn kết, tương thân tương trợ, tình làng nghĩa xóm vốn là những phẩm chất đạo đức quý báu từ ngàn xưa của dân tộc. Chương trình Vì người nghèo nơi đây hàng năm chăm lo cho hàng ngàn đối tượng diện chính sách và hộ nghèo, đồng thời làm vơi nỗi khổ, nỗi bất hạnh của những mảnh đời cơ nhỡ thiếu nơi nương tựa. Việc đưa vào sử dụng các công trình phúc lợi công cộng mới xây dựng như Khu vui chơi miễn phí dành cho thiếu nhi tại Phường 5 với tổng diện tích 3.000 m2 và sân chơi miễn phí dành cho thiếu nhi tại Phường 16 với tổng diện tích 1.600 m2 tạo thêm những địa chỉ sinh hoạt văn hóa gần gũi với thiếu niên, nhi đồng cư trú tại địa phương. Câu lạc bộ Thể dục thể thao Vân Đồn trên đường Khánh Hội cùng khu vực Sân chơi thiếu nhi, Sân vận động Khánh Hội trên Đường 48 đã thay đổi một khu vực trước đây là đồng cỏ hoang vắng trở nên khu vực sầm uất nhờ các hoạt động tại đây. Đa số nhân dân đến khu vực này tập luyện thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày.
Chương trình “Vì người nghèo” đãhuy động được sự đóng góp kinh phí của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để hỗ trợ cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, trong đó có chương trình văn nghệ “Nghĩa tình đất Cảng” được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên HTV9 (2 năm 1 lần, lần đầu từ năm 2005) là chương trình tâm huyết của ý Đảng lòng dân. Đó là sự khơi dậy sức dân, phát huy các giá trị truyền thống đạo đức, văn hoá tốt đẹp của địa phương để tích cực vận động nhân dân xây dựng và ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, giúp nhau làm giàu chính đáng.
Là một quận cận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước chuyển mình vươn lên xây dựng quận trở thành quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố anh hùng với truyền thống cách mạng kiên cường, bền bỉ phấn đấu, đầy năng động và sáng tạo, Quận 4 với niềm tin và quyết tâm cao, hứa hẹn sẽ có những bước tiến mới trong tương lai với ba chương trình trọng tâm mà Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân Quận 4 sẽ phấn đấu hoàn thành trong 5 năm tới (2011-2015) là:
- Chương trình phát triển hệ thống giao thông và giảm ngập nước.
- Chương trình xây dựng 3.500 căn hộ phục vụ cho phát triển nhà ở của quận, trong đó ưu tiên cho nhu cầu tái định cư và nhà ở cho cán bộ, công nhân viên.
- Chương trình cải cách hành chính gắn với mô hình xây dựng chính quyền đô thị.
Với truyền thống đoàn kết và cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Quận 4 giữ vững quyết tâm, tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Quận 4 “giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” trong một tương lai gần nhất.
BẾN NHÀ RỒNG
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - Chi nhánh TP. Hồ Chí MinhĐịa chỉ: Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 39402060 - 39401094
Toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", do vậy bến cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng.
Bến Nhà Rồng
Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Nơi đây, trước ngày 30.4.1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 03 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 02 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong 09 phòng trưng bày hiện tại, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 03 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định.
Từ nǎm 1995 đến nay, đơn vị đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đềmang tính thời sự tại Bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành. Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lý đều được nâng lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với người xem. Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh..., Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố...
Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ riêng từ đầu nǎm đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vận động nhân dân hiến tặng 2093 tư liệu.
Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi và lòng mến khách, yêu nghề của CB.CNV Bảo tàng đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng khách tham quan và nhân dân miền Nam. Với những thành tích như trên, liên tục từ nǎm 1992 đến nay, Bảo tàng luôn nhận được bằng khen của Bộ Vǎn hóa Thông tin; của UBND TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt 5 nǎm liền từ 1992 - 1996, Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng III; nǎm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 nǎm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố, đồng thời UBND Thành phố đã phối hợp với Hiệp hội LYON của Pháp đầu tư trang thiết bị hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho Bảo tàng, công trình đã khánh thành vào ngày 21/11/1998, làm nổi bật một cách hài hòa các khối kiến trúc đem lại sức sống, nǎng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm.
Bến Nhà Rồng - Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Nǎm 2001, nhân kỷ niệm 90 nǎm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2001), UBND TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng Bảo tàng; và xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành, chỉnh trang nhà Rồng. Trong đề án chương trình mục tiêu phát triển từ nay đến nǎm 2005, ngoài các hoạt động thường xuyên, đơn vị tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng diện tích trưng bày; chỉnh lý lớn các phòng trưng bày cố định, tập trung xây dựng những chuyên đề mang đặc trưng của một Bảo tàng Chi nhánh phía Nam như chủ đề "Bác Hồ với miền Nam - miền Nam với Bác Hồ".
Trong thời gian trước mắt (2001 - 2005) thực hiện hoàn chỉnh công tác tin học hóa công tác trưng bày và quản lý kho tư liệu, hiện vật. Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nối mạng với Sở Vǎn hóa Thông tin, tiến tới nối mạng trao đổi thông tin tư liệu với Cục Bảo tồn Bảo tàng, với các Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án "Mô hình khung cảnh khu vực Cảng Sài Gòn những nǎm 1911" (ngoài trời) cùng việc phục chế chiếc tàu AMIRAL LATOUCH TREVILL mà ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước nhằm làm sinh động, phong phú hơn hình thức trưng bày của Bảo tàng và tạo ấn tượng cảm xúc trực quan gây sự hấp dẫn khách vào tham quan, định hướng phát triển và phối hợp với ngành Du lịch, tạo sự thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Chương trình phát triển hệ thống giao thông và giảm ngập nước.
- Chương trình xây dựng 3.500 căn hộ phục vụ cho phát triển nhà ở của quận, trong đó ưu tiên cho nhu cầu tái định cư và nhà ở cho cán bộ, công nhân viên.
- Chương trình cải cách hành chính gắn với mô hình xây dựng chính quyền đô thị.
BẾN NHÀ RỒNG
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - Chi nhánh TP. Hồ Chí MinhĐịa chỉ: Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 39402060 - 39401094
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - Chi nhánh TP. Hồ Chí MinhĐịa chỉ: Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 39402060 - 39401094
Toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", do vậy bến cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng.
Bến Nhà Rồng |
Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Nơi đây, trước ngày 30.4.1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 03 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 02 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong 09 phòng trưng bày hiện tại, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 03 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định.
Từ nǎm 1995 đến nay, đơn vị đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đềmang tính thời sự tại Bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành. Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lý đều được nâng lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với người xem. Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh..., Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố...
Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ riêng từ đầu nǎm đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vận động nhân dân hiến tặng 2093 tư liệu.
Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi và lòng mến khách, yêu nghề của CB.CNV Bảo tàng đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng khách tham quan và nhân dân miền Nam. Với những thành tích như trên, liên tục từ nǎm 1992 đến nay, Bảo tàng luôn nhận được bằng khen của Bộ Vǎn hóa Thông tin; của UBND TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt 5 nǎm liền từ 1992 - 1996, Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng III; nǎm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 nǎm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố, đồng thời UBND Thành phố đã phối hợp với Hiệp hội LYON của Pháp đầu tư trang thiết bị hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho Bảo tàng, công trình đã khánh thành vào ngày 21/11/1998, làm nổi bật một cách hài hòa các khối kiến trúc đem lại sức sống, nǎng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm.
Bến Nhà Rồng - Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước |
Nǎm 2001, nhân kỷ niệm 90 nǎm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2001), UBND TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng Bảo tàng; và xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành, chỉnh trang nhà Rồng. Trong đề án chương trình mục tiêu phát triển từ nay đến nǎm 2005, ngoài các hoạt động thường xuyên, đơn vị tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng diện tích trưng bày; chỉnh lý lớn các phòng trưng bày cố định, tập trung xây dựng những chuyên đề mang đặc trưng của một Bảo tàng Chi nhánh phía Nam như chủ đề "Bác Hồ với miền Nam - miền Nam với Bác Hồ".
Trong thời gian trước mắt (2001 - 2005) thực hiện hoàn chỉnh công tác tin học hóa công tác trưng bày và quản lý kho tư liệu, hiện vật. Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nối mạng với Sở Vǎn hóa Thông tin, tiến tới nối mạng trao đổi thông tin tư liệu với Cục Bảo tồn Bảo tàng, với các Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án "Mô hình khung cảnh khu vực Cảng Sài Gòn những nǎm 1911" (ngoài trời) cùng việc phục chế chiếc tàu AMIRAL LATOUCH TREVILL mà ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước nhằm làm sinh động, phong phú hơn hình thức trưng bày của Bảo tàng và tạo ấn tượng cảm xúc trực quan gây sự hấp dẫn khách vào tham quan, định hướng phát triển và phối hợp với ngành Du lịch, tạo sự thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước.