hoa tươi quận 1 , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại quan 1 q 1

TÔI MỞ CỬA HÀNG HOA TƯƠI

Tốt nghiệp đại học một chuyên ngành kĩ thuật tôi xin vào làm kĩ sư thiết kế ở một công ty chế tạo bản mạch máy tính. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2000 khiến cho công ty tôi điêu đứng. Thay vì sa thải tôi công ty chuyển tôi xuống bộ phận sản xuất làm quản đốc. Do yêu cầu công việc nhiều khi tôi phải đi ca đêm suốt 6 tháng trời. Công việc khó nhọc là vậy nhưng tôi vẫn cần mẫn làm việc nhiều năm. Dù cố gắng rất nhiều nhưng số tiền tôi dành dụm không được bao nhiêu. Sau khi giúp gia đình trả hết nợ nần trong tay tôi còn lại 10 triệu VND. Tôi quyết định ra mở cửa hàng hoa tươi.
Quyết định mở cửa hàng hoa tươi nảy ra trong đầu tôi trước đó một tuần do một lần tình cờ đi ngang qua một cây cầu thấy họ bày bán hoa tươi la liệt. Đó là những bông hồng Hà Nội đủ màu sắc họ mang từ Bắc vào. Khi hỏi mua thì họ nói khoảng vài ngàn một chục bông. Tôi nhẩm tính một bông có vài trăm đồng mà cửa hàng bán ra hơn một ngàn thì quả đây là một ngành kinh doanh béo bở. Tôi quyết định nghỉ việc để ra mở cửa hàng hoa tươi.
Hồi đó trong đầu óc tôi không có một khái niệm gì về ngành hoa tươi, ngay cả hai chợ sỉ cung cấp hoa tươi lớn nhất tại TP.HCM tôi cũng không biết. Gặng hỏi những người bán nói rằng hoa hồng họ bán là hoa hồng Đà Lạt (sau này tôi mới biết mình bị lừa). Tôi gọi điện hỏi tổng đài những nơi nào ở Đà Lạt trồng hoa hồng. Những nhân viên tổng đài ú a ú ớ cho tôi địa chỉ mà sau này đi thực tế tôi mới biết rằng họ chỉ sai.
Tôi rong ruổi khắp TP.HCM để hỏi thuê mặt bằng. Những mặt bằng lí tưởng thì giá cao ngất ngưởng ở trên trời. Cuối cùng tôi đành chấp nhận thuê mảnh sân gần 10 mét vuông của một gia đình nọ với giá 3 triệu VND/tháng (không phải đặt cọc tiền nhà). Ở thời điểm đó giá thuê như vậy là rất mắc.
Sau khi đặt cọc thuê mặt bằng xong tôi đón xe đò lên Đà Lạt với mong muốn mua tận gốc bán tận ngọn. Đi bộ rã rời hàng chục cây số vòng quanh thành phố Đà Lạt mà tôi vẫn không thấy hoa hồng giá rẻ ở đâu. Hỏi những người dân trong thành phố thì họ chỉ đến những nhà vườn ở Thái Phiên, Đa Thiện … Khi tìm đến hỏi giá hoa của các nhà vườn thì họ nói giá gần bằng giá bán ra tại TP.HCM. Tôi nghĩ “quái lạ, lẽ nào mình đặt chân đến xứ sở hoa mà lại phải mua hoa đắt bằng TP.HCM?”. Tôi kiên trì ngồi lê la ngoài quán cóc, ngủ qua đêm tại chợ Đà Lạt để biết thêm thông tin về các loài hoa. Tôi nghe một số người nói đèo Pernn, Đức Trọng là nơi trồng hoa khá nhiều, thế là một lần nữa tôi lại đi bộ gần 7 km quay lại đèo Pernn, Đức Trọng. Khi đi bộ đến Đức Trọng thì tôi mới hay Đức Trọng chỉ trồng hoa cúc, hoa đồng tiền … mà không có hoa hồng. Buồn bã tôi lang thang ở chân đèo Pernn. Theo lối mòn tôi đi vào tận rừng sâu hỏi thăm những nhà vườn trong đó. Trong số những nhà vườn tôi tiếp xúc có một nhà vườn chuyên cung cấp hoa hồng dại với giá rất rẻ, nhưng bù lại chất lượng hoa thấp, một nhà vườn chuyên mua lại gốc hồng để chăm sóc làm hồng kiểng bán tết. Một anh nông dân nói với tôi anh biết có một nơi trồng rất nhiều hồng nhưng cách thành phố Đà Lạt hàng chục cây số. Sau khi hỏi địa chỉ tôi mướn xe ôm theo hướng anh chỉ thẳng tiến.
Bác tài xe ôm vừa đưa tôi đến An Sơn cách thành phố Đà Lạt khoảng 12 km. Đứng từ trên đồi nhìn xuống khắp bốn phía hoa hồng, rau xanh được trồng trong nhà kính xanh mát mắt. Tôi muốn reo lên thích thú như mình vừa khám phá ra kho báu. Đúng là chỉ có một nơi trồng hoa hồng nhiều như vậy mới có thể cung ứng nổi nhu cầu hàng ngày của người dân ở TP.HCM. 
Như vậy sau gần hai ngày quần thảo khắp thành phố Đà Lạt tôi đã cơ bản nắm được thế mạnh của từng vùng. Đức Trọng chuyên về cúc, đồng tiền; Thái Phiên, Đa Thiện … chuyên về cẩm chướng, lys …; An Sơn, Vạn Thành chuyên về hoa hồng … Chỉ có những nơi chuyên thì giá cả mới bán ra ở mức thấp nhất mà thôi!
Ghé vào một nhà vườn tôi nói cho họ biết ý định lấy hoa hồng với số lượng lớn để bán tại TP.HCM của tôi. Nhà vườn dẫn tôi xem toàn bộ khu vườn rồi chúng tôi thương lượng về giá cả và cách thức giao hàng. Tôi sẽ đặt cọc trước tiền mua hoa là 3 triệu VND, cho biết số lượng, chủng loại hoa sẽ lấy, nhà vườn sẽ giao hoa bằng cách gửi nhờ xe chở hoa xuống chợ hoa sỉ và tôi sẽ đón nhận hoa vào khoảng 5 giờ sáng. Kết thúc thương vụ tôi trở về TP.HCM.
Các nhà vườn ngày nay không còn chất phác như xưa. Muốn mua hàng của họ mình phải đặt cọc trước mà đôi khi còn nhận được hàng chẳng ra gì. Dường như sợ tôi lừa ba ngày sau anh ta đón xe xuống tận TP.HCM thăm cửa hàng hoa của tôi. Ngày khai trương cửa hàng hoa anh ta gửi cho tôi hoa loại một, vài ngày sau chất lượng hoa kém dần, số lượng thì không đủ, cuối cùng vì không chịu nổi cung cách phục vụ tồi tôi đã cắt đứt quan hệ với anh ta để lấy hoa tại chợ sỉ.
Không phải tôi không nghĩ ra tình huống này mà bởi vì kế hoạch vạch ra trước đó bất thành. Có lần tôi đã bàn với một người anh họ sống trên Đà Lạt làm đại lí đưa hoa xuống TP.HCM cho tôi. Nhìn tôi như người ngoài hành tinh anh ta nói: “Làm ăn họ có mối mang hết rồi mày làm sao chen chân vào được …”. Từ khi nhận được lời khuyên “hèn nhát” ấy chúng tôi không còn là anh em của nhau nữa!
Trên con đường bạn đi đôi khi bạn rất cô đơn, chẳng ai hiểu bạn ngay cả cha mẹ đẻ ra bạn. Bất cứ điều gì bạn nói ra, bất cứ ý tưởng nào bạn tâm đắc … đều bị bỏ ngoài tai, thậm chí bị ngăn cản, chửi rủa thậm tệ. Khi bạn làm thành công thì người ta khen bạn là người dám nghĩ dám làm, người khôn ngoan …, nhưng khi bạn thất bại bạn chẳng khác gì một con chó. Câu nói này có lẽ quá thẳng thắn, nhưng nó lại là một sự thật. Mọi người chỉ công nhận bạn khi bạn đứng trên đỉnh vinh quang. Chính vì vậy, người có chí hướng làm chủ phải có khả năng làm việc độc lập, tự chủ.
Nhân tiện, tôi cũng muốn nói cho các bạn biết tại sao tôi lại dám lấy hoa với số lượng lớn trong khi tiền vốn của tôi rất eo hẹp. Khi bạn lấy hoa với số lượng lớn thì giá thành hoa của bạn sẽ rất thấp. Tôi ví dụ, khi mua 100 bông hoa bạn sẽ phải mua với giá 1.000 VND/bông, nhưng nếu bạn mua 1.000 bông hoa thì giá tiền một bông chỉ còn 500 – 700 VND. Nghĩa là bạn sẽ mua được với giá sỉ. Giả sử cửa hàng hoa của bạn chỉ có thể bán 100 bông hoa/ngày. Bằng một cách nào đó bạn đẩy 900 bông hoa đi với giá sỉ, thì bạn sẽ còn lại 100 bông hoa. Vì 100 bông hoa mua với giá sỉ nên mức tiền lời của bạn sẽ lớn hơn các cửa hàng khác.
Cửa hàng hoa của tôi khai trương ngày mùng 10/10 (gần ngày phụ nữ Việt Nam 20/10). Ngày hôm ấy hàng ngàn bông hồng ào ạt đổ về. Những người đi ngang cửa hàng cứ nghĩ cửa hàng của tôi là một đại lí hoa tươi. Hàng chục bó hoa tươi chất đống trước cửa hàng như là rau muống. Tôi thì chạy đôn chạy đáo bỏ mối cho các cửa hàng hoa, chợ hoa bán lẻ … Khách hàng ra vào tấp nập đặt mua hoa, ngặt một điều tôi không dám nhận quá nhiều đơn hàng vì chưa biết cắm …
Tôi là nam giới mà lại là dân kĩ thuật thì làm sao biết cắm hoa. Trước đây khoảng một tháng tôi có cho một cô bạn đi học cắm hoa để trông coi cửa hàng. Không biết học làm sao mà cô ấy chỉ biết vỏn vẹn có làm nơ và gói hoa loại 3 bông. Khi khách hàng đặt cắm giỏ tôi phải xách giỏ hoa đến một tiệm hoa gần đó nhờ cắm giùm. Cắm xong họ lấy tiền công một giỏ là 20.000 VND. Tức quá tôi quyết tâm học bằng được kĩ thuật cắm hoa. Chỉ trong một tuần mua sách cố gắng tự học tôi đã có thể cắm được tất cả các kiểu giỏ và đôn đứng, duy chỉ có làm hoa cưới là phải đến nửa tháng mới có thể tự làm được.
Khi bạn ra mở cửa hàng thì nhân lực có lẽ là điều bạn cần quan tâm nhất. “Thần thiêng nhờ bộ hạ”. Tôi vất vả, lao đao cũng bởi vì chưa có những người đủ tâm huyết, nghị lực, tài năng … giúp mình. Làm giàu khi đồng vốn nhiều thì nói làm gì, khi đồng vốn ít chỉ cần một sự cố nhỏ về nhân lực thì cho dù bạn có tài giỏi đến đâu cũng phải điêu đứng. Bạn sẽ đau đầu vì đủ thứ nguyên nhân như: Nhân viên thiếu kĩ năng, đạo đức, kỉ luật … Bạn sẽ phải trả giá rất nhiều mới hiểu ra rằng làm thế nào để hạn chế những điều như vậy.
Cô bạn tôi thuê cứ làm vài ngày lại xin nghỉ một ngày về quê, khi đi làm thì lại đi trễ về sớm … khiến tôi phải xoay vần như con thoi. Vì là chỗ quen biết tôi không thể nặng lời mặc dù trong bụng tức điên lên. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra độ khó của việc dùng nguồn nhân lực có dây mơ rễ má với mình. Một khi ta xích mích với họ thì tình cảm máu mủ, họ hàng sẽ không còn nữa, mọi người xa lánh ta vì cho rằng ta coi đồng tiền lớn hơn “bánh xe bò”. Họ đâu hiểu rằng muốn làm chủ thì tình và lí luôn phải tách bạch. Để có được đồng tiền đôi khi bạn phải đánh đổi rất nhiều.
Tôi đã quyết định sa thải cô ta để thu nhận một nhân viên nam khác. Đó là một anh chàng bán dạo tôi gặp ngoài đường chẳng biết gì về hoa hòe, thế nhưng sau một tháng học việc anh ta đã có thể làm được rất nhiều việc. Nhiều người cứ nghĩ nghề cắm hoa là nghề của nữ giới, thực tế chứng minh con mắt và bàn tay của nam giới lại tài hoa hơn nhiều.
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Việc quyết định thời điểm gia nhập thị trường rất quan trọng. Hồi đó tôi chọn thời điểm cuối năm để tiến hành việc kinh doanh hoa tươi. Dù mới vào nghề còn rất lúng túng nhưng nhờ thời điểm hợp lí nên công cuộc kinh doanh được vực dậy, phát triển rất nhanh. Ngày 20/10, 20/11, 25/12, 14/2, 08/03 nối tiếp nhau làm cho doanh số bán hàng tăng chóng mặt. Bạn tưởng tượng đến những ngày ấy tiệm của tôi không còn một bông hoa để bán mà dòng người vào hỏi không ngớt vơi đi. Có ngày tiền lãi ròng của tiệm trên 5 triệu VND. Tháng đầu tiên do chi phí bỏ ra đầu tư quá lớn nên vốn vẫn âm 3,5 triệu VND, sang tháng thứ hai còn âm 2,5 triệu VND, sang tháng thứ ba là thu hồi vốn.
Mặt bằng tôi thuê nằm gần tiệm bánh sinh nhật, cưới hỏi …, gần chợ, gần trường học … cho nên cửa hàng nhanh chóng được nhiều người biết đến. Ngặt một điều vì chung lối ra vào với nhà chủ nên công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chủ nhà thấy tiền đến với tôi dễ dàng và nhiều nên trong lòng nảy sinh tà ý. Một mặt chủ nhà cho con cái học cách tôi kinh doanh, một mặt gây cản trở để tôi phải bỏ cuộc. Cứ mỗi chiều chủ nhà lại lấy ghế ngồi trước cửa hàng cản lối đi của khách … Tức nước vỡ bờ, khi công cuộc kinh doanh đang lên như diều tôi đành phải quyết định chuyển cửa hàng đi nơi khác.
Ai có ra kinh doanh mới hiểu được hết khó khăn của việc kiếm mặt bằng. Nó quyết định phần lớn sự sống còn của cửa hàng. Vào thời điểm đó vì sự chuyển đi vội vàng ngoài ý muốn nên tôi không thể kiếm được mặt bằng tốt. Đây là một bài học quí giá mà tôi không bao giờ quên. Chính nhờ nó mà sau này tôi đã tìm ra giải pháp để hóa giải thế bị động khi thuê mặt bằng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Mặt bằng mới tôi thuê cách chợ, trường học … khá xa, mà còn nằm trên đường một chiều xe chạy nhanh, chính vì vậy dù giá thuê có rẻ hơn nhưng sau một tháng tiền lời thu được vẫn không đủ trả tiền mặt bằng. Dù cố gắng cho người đi tiếp thị đến tận tay người tiêu dùng nhưng công cuộc kinh doanh vẫn không được cải thiện bao nhiêu. Đứng trước tình hình đó tôi đã hỏi ý kiến một người thầy, và thầy đã khuyên tôi nên dừng dự án kinh doanh hoa tươi lại.
Thầy phân tích cho tôi thấy xu hướng ngành kinh doanh hoa tươi cắt cành đang dần bị thu hẹp bởi sự cạnh tranh khốc liệt từ ngành kinh doanh hoa kiểng nghệ thuật trong nhà. Đó là người thầy đã dạy tôi dự án Bonsai nghệ thuật.
Khi có dịp ra nước ngoài học tập, tôi thấy hoa kiểng nghệ thuật đã được bán rộng rãi như thực phẩm trong nhiều siêu thị. Nó đúng là một ngành công nghiệp siêu lợi nhuận. Loại hình mà nó phục vụ vô cùng phong phú như: Cho thuê hoa, cây kiểng; nhận thiết kế hoa, cây kiểng tại gia, công ty …; bán nguyên phụ liệu phục vụ cho việc trồng cây, phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống …; tư vấn, chăm sóc cây kiểng định kì …
Sau bao năm học tập, tích lũy kinh nghiệm hiện tôi đang theo đuổi kinh doanh ngành này. Dù mới vào nghề nhưng tôi nghĩ với hướng đi đúng, sự tự tin, bản lĩnh … sẽ giúp tôi gặt hái nhiều thành công trong tương lai. Một ngày không xa nữa thị trường cây kiểng nước ta sẽ có chỗ đứng vững chắc góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân đất Việt.
HỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BẢN TIN QUẬN 1: Bản tin Quận 1 trực thuộc Trung tâm văn hóa Quận 1, chịu sự quản lý trực tiếp của Trung tâm văn hóa quận 1 và sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 1.
Bản tin Quận 1 là Bản tin nội bộ của Quận 1, là tài liệu thông tin, tuyên truyền, cổ động về chủ trương, tin tức và triển khai các chương trình công tác của Quận ủy, Ủy ban nhân dân, các ngành, các cấp và nhân dân trong quận.
Bản tin Quận 1 có nhiệm vụ:
  • Tuyên truyền biểu dương tập thể, cá nhân, quần chúng gương mẫu, “người tốt việc tốt”, khu dân cư xuất sắc, gia đình văn hóa… góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, ở địa phương.
  • Là nơi lưu trữ tư liệu hình ảnh về hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của quận để phục vụ cho công tác thông tin triển lãm của Quận, đồng thời tham gia làm cộng tác viên cho Báo, Đài Thành phố, Trung ương, đặc biệt là cộng tác viên cho Đài Truyền hình Thành phố.
  • Trung Tâm Văn Hoá quận 1 thành lập theo Quyết định số 6458/QĐ-UB-NCVX ngày 1/9/1995. Trung Tâm Văn Hoá quận 1 là cơ quan sự nghiệp văn hoá có thu, trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân quận 1, nằm trong hệ thống thiết chế của ngành Văn hoá Thông tin, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban Nhân Dân quận 1 và sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Văn hoá và Thông tin thành phố Hồ Chí Minh. Kinh phí đầu tư xây dựng Trung Tâm Văn Hoá quận 1 là 13,5 tỷ đồng.
    Cho đến nay, với hoạt động chuyên ngành về văn hoá, thông tin, quảng cáo, Trung Tâm Văn Hoá quận 1 đã nhận được 18 Bằng Khen, 9 Giấy Khen do các cơ quan chức năng cấp thành phố và trung ương khen tặng về hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Văn Hoá quận 1. Trong đó, Nhà hát Bến Thành từng được độc giả báo Người Lao Động bình chọn là một địa điểm công chúng yêu thích nhất trong năm 2000.
    Ngoài ra, trong chương trình thi đấu Sea Game 22, với sự tham gia của các nước trong khối Asean, tổ chức tại Việt Nam vào năm 2003, Nhà hát Bến Thành được chọn làm nơi thi đấu môn Sport Aerobic ( Thể Dục Nhịp Điệu ).

    Hoa tươi của người Việt ở Berlin bán chạy

    Tags: Chị Thảo, cửa hàng hoa, chủ cửa hàng, Người Việt, của người, hôm nay, bán chạy,bó hoa, có giá, Berlin, ngày, tươi, tới, mua
    (TPO) “Bình thường, cửa hàng có doanh thu khoảng 500 euro/ngày, song hôm nay ước tính phải tới 3.000 - 4.000 euro” - Chị Thảo, chủ cửa hàng hoa trên phố Oldenburger cho hay.
    cửa hàng to đẹp, lại tọa ngay cạnh bến xe buýt trên một phố lớn phía Tây Berlin (Đức), nên cửa hàng của chị rất hút khách. Từ 8 giờ, lượng người mua đã tăng vọt gấp 2 - 3 lần ngày thường. Đây là một trong số rất nhiều cửa hàng bán hoa tươi của người Việt tại Berlin. Tất cả đều rất đông khách trong ngày này.
    Không giống như ở Việt Nam, phụ nữ Đức mua hoa tặng người yêu hay bạn đời chẳng hề thua kém phái mạnh.
    Một điều đặc biệt là, người đến mua hoa để tặng nhau trong ngày Valentine lại chủ yếu là người già hoặc trung niên. Giới trẻ Đức thường chọn những món quà tùy theo sở thích để tặng nhau, không nhất thiết phải là hoaTôi để ý thấy, nhiều cụ ông, cụ bà đứng rất lâu ngắm nghía từng bông hoa, rồi cuối cùng họ cũng chọn cho người bạn đời của mình một bông hoa đẹp nhất.
    Chị Thảo cho biết, giá hoa hôm nay tại Berlin tăng từ 20 - 30% so với ngày thường. Một bông hồng nhập từ Hà Lan qua có giá bán lẻ lên tới 2 euro. Một bó hoa hồng được cắm tỉa cầu kỳ dành cho khách đặt sẵn có giá tới 45 euro.
    Lượng hoa tiêu thụ cũng tăng vọt gấp từ 4 - 5 lần ngày thường, cửa hàng hoa của chị Thảo cũng chuẩn bị sẵn hàng trăm bó hoa để phục vụ khách. Hôm nay, cửa hàng của chị đã phải huy động tới 6 - 7 người để chuyên bó hoa cho khách.
    Tại Berlin có rất nhiều cửa hàng hoa của người Việt. Người Việt chăm chỉ và rất khéo tay, bó được nhiều kiểu hoa đẹp nên ít nhiều đã trụ được với loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên, đây là một nghề khá vất vả.
    Làm nghề này quanh năm không hề có ngày nghỉ, chồng chị Thảo hàng ngày phải thức dậy từ 3 giờ sáng để đánh xe đi lấy hoa ở đại lý. Các đại lý hoa ở Berlin đều nhập hoa từ Hà Lan và giao cho các cửa hàng bán lẻ từ rất sớm.
    Mỗi đêm, anh chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng là phải thức dậy lái xe đi mua hoa. Đến 6 giờ, hoa tươi đã phải được tập kết sẵn sàng tại quầy. Anh tâm sự: “Chúng tôi ở bên này 10 năm rồi, làm lụng vất vả lắm, chẳng có thời gian hưởng thụ như ở nhà. Ở xứ người phải làm thật ăn thật… Cố gắng chăm chỉ làm việc, kiếm chút tiền rồi về thôi”.
    Ở Đức và nhiều nước châu Âu khác, Valentine chưa phải là ngày thu hút sự quan tâm lớn nhất của mọi người, Ngày của Mẹ (Mother Day) vào tháng 5 mới là ngày quan trọng nhất.
    Chị Thảo cho biết : “Vào ngày Mother Day, người Đức đứng xếp hàng dài hàng chục mét để mua hoa ở cửa hàng của tôi. Bởi ai mà chả có mẹ”.
    Câu chuyện của tôi và những người Việt bán hoa tại Berlin luôn bị ngắt quãng vì mỗi lúc số người tới mua lại một đông. 9 giờ, chị Thảo và những người cùng làm mới tranh thủ thay nhau lót dạ bằng bát mỳ ăn liền ăn vội.
    Ngoài kia, một chuyến xe buýt 2 tầng nữa vừa ập tới. Chị Thảo lại buông vội bát mỳ ăn dở đon đả chạy ra phục vụ khách…
    TRỤ SỞ SỞ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Số 164 đường Đồng Khởi Phường Bến Nghé, quận 1
    19/05/2013 GMT+7
    Thời gian xây dựng công trình này có thể vào khoảng 1872 đến năm 1874, cùng thời gian xây dựng các công sở khác trong khu vực. Ban đầu chính quyền thực dân Pháp lấy tòa nhà này làm Sở Kho bạc công và Sở Thu thuếĐến năm 1917, chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát trung tâm sử dụng công trình này. Do nằm trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) nên người dân thường gọi hai cơ quan này là “Bót Catinat”.
    Bót Catinat có căn hầm sâu dưới mặt đất, bọn mật thám dùng làm nơi giam giữ. Tại đây, chúng tra tấn, khai thác lấy cung tù chính trị, rồi chuyển tù nhân ra tòa tuyên án hoặc đưa sang các nhà tù hay trại giam khácNhững người bị chúng bắt giam bị tra tấn dã man. Nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo Đảng trong giai đoạn đầu cách mạng và những người tham gia phong trào yêu nước ở Nam Bộ bị chúng giam giữ tại đây, như: đồng chí Trần Phú, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Duy Trinh,Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Kha Vạn Cân, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Duẩn,…
    Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 23 tháng 9 năm 1945, chính quyền cách mạng lấy nơi này làm trụ sở Quốc gia Tự vệ cuộc Sài Gòn - Chợ Lớn.
    Ngày 23 tháng 9 năm 1945, với sự giúp sức của quân đội Anh, quân Pháp chiếm trụ sở Quốc gia Tự vệ cuộc Sài Gòn - Chợ Lớn.
    Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn sử dụng nơi đây làm trụ sở Bộ Nội vụ.
    Sau năm 1975, tòa nhà được sử dụng làm trụ sở Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố)